Trong quá trình sử dụng đất thì không thể không tránh khỏi các vấn đề phát sinh như thay đổi địa chỉ, thay đổi tên, cập nhật căn cước công dân trên sổ đỏ. Quy định về thủ tục thay đổi thông tin trên sổ đỏ là gì? Thủ tục thay đổi địa chỉ của người sử dụng đất là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
Nội dung chính
- 1 1. Thế nào thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất?
- 2 2. Các thông tin được thể hiện trên Sổ đỏ
- 3 3. Các sự kiện làm thay đổi địa chỉ người sử dụng đất
- 4 4. Vì sao phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
- 5 5. Có bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất khi có sự thay đổi địa chỉ không?
- 6 6. Điều kiện để thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
- 7 7. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
- 8 8. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
1. Thế nào thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất?
– Thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất có sự thay đổi về địa chỉ ghi trên sổ đỏ
Xem thêm: Thủ tục cập nhật thông tin trên sổ đỏ
– Khi thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng thì sẽ thực hiện đăng ký biến động động đất đai. Đăng ký biến động đất đai là việc người sử dụng đất phải thực hiện một trình tự theo quy định của pháp luật nhằm cập nhật những thay đổi, biến đổi về giá trị pháp lý của đất để có thể được nhà nước ghi nhận quyền sử dụng đất
2. Các thông tin được thể hiện trên Sổ đỏ
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, những thông tin cơ bản về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện tại trang 1 của sổ đỏ, cụ thể như sau:
– Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “Giấy khai sinh số….”;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi “Hộ chiếu số:…, nơi cấp:…, năm cấp:…”; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);
– Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.
– Trường hợp chủ hộ gia đình hay người đại diện khác của hộ gia đình có vợ hoặc chồng cùng có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi cả họ tên, năm sinh của người vợ hoặc chồng đó;
– Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
– Tổ chức trong nước thì ghi tên tổ chức; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập, công nhận tổ chức hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép, về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì ghi tên tổ chức kinh tế là pháp nhân thực hiện dự án đầu tư; tên giấy tờ, số và ngày ký, cơ quan ký giấy tờ pháp nhân (là giấy tờ về việc thành lập hoặc giấy chứng nhận, giấy phép về đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật); địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tại Việt Nam;
– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao thì ghi tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức;
– Cơ sở tôn giáo thì ghi tên của cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo;
– Cộng đồng dân cư thì ghi tên của cộng đồng dân cư (do cộng đồng dân cư xác định, được UBND xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Đọc thêm: Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu bị mất
Như vậy, căn cứ theo các thông tin trên thông tin về địa chỉ người sử dụng được thể hiện ở trang 1. Đối với thông tin về địa chỉ của người sử dụng đất là thông tin về địa chỉ thường trú (Hay còn gọi là nơi đăng ký thường trú) chứ không phải là địa chỉ đất được ghi trên 2 của sổ đỏ, trừ trường hợp hai địa chỉ này trùng với nhau
3. Các sự kiện làm thay đổi địa chỉ người sử dụng đất
– Do thay đổi địa giới hành chính từ quyết định của cơ quan nhà nước
– Người sử dụng đất đăng ký thường trú tại một địa chỉ mới và được cơ quan nhà nước xác nhận về sự thay đổi đó
– Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
4. Vì sao phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
– Một là, việc cập nhật địa chỉ trên sổ đỏ giúp cho người sử dụng đất thuận tiện trong các giao dịch về đất đai như: tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, góp vốn
– Hai là, đảm bảo được sự thống nhất trong các giấy tờ liên quan
– Ba là, thống nhất được về mặt thông tin cung cấp của các giấy tờ liên quan
5. Có bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất khi có sự thay đổi địa chỉ không?
– Theo quy định tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT “ Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;”
– Như vậy với trường hợp thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ thì không bắt buộc phải thực hiện đăng ký biến động đất đai và cũng không quy định về thời hạn phải thực hiện đăng ký biến động, mà sẽ theo nhu cầu của người sử dụng đất.
6. Điều kiện để thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Đất không có tranh chấp, không bị thế chấp
– Đất không bị kê biên để thi hành án
– Trong thời hạn sử dụng đất
7. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
Theo quy định tại luật đất đai thành phần hồ sơ nộp khi thay đổi địa chỉ của người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, gồm có:
Tham khảo thêm: Mẫu đăng ký tạm trú hk01
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân mới hoặc thẻ Căn cước công dân
– Giấy xác nhận địa chỉ cư trú
8. Quy trình thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
8.1 Thẩm quyền thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
8.2 Thời gian thực hiện thủ tục thay đổi địa chỉ người sử dụng đất trên sổ đỏ
– 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (thời gian này không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định)
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.
– Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
– Hiệu lực của việc đăng ký biến động đất đai khi có thay đổi về thông tin người sử dụng đất: Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính.
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã kê khai đăng ký được ghi vào Sổ địa chính, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nếu có nhu cầu và có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi thủ tục thay đổi thông tin trên sổ đỏ mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330Zalo: 0967 370 488 Gmail: info@dichvuluattoanquoc.comWebsite: accgroup.vn
Đọc thêm: Thủ tục cắt khẩu và nhập khẩu