logo-dich-vu-luattq

Phát mại tài sản là gì ? Quy định pháp luật về phát mại tài sản

1. Khái niệm phát mại tài sản

Phát mại tài sản là công bố và bán tài sản công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán nợ.

Hành vi phát mại tài sản có thể do người sở hữu tài sản, do người có quyền theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm thanh toán khoản nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc từ một sự kiện được pháp luật quy định. Do liên quan đến nhiều bên nên pháp luật có các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục phát mại tài sản. Tài sản phát mại có thể là động sản hoặc bất động sản. Trong quan hệ giữa các chủ thể thực hiện các hành vi thương mại, dân sự, phát mại là một trong các biện pháp xử lí tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Xem thêm: Phát mại là gì

Ví dụ đối với một doanh nghiệp, hoặc đơn vị kinh doanh khi lâm vào tình huống phá sản hay chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải bán các tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần nắm giữ.

2. Khi nào ngân hàng phát mại tài sản thế chấp

Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015.

“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác”.

Cụ thể ngân hàng có thể xử lý tài sản theo các phương thức bên dưới nếu ngân hàng và người thế chấp có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp khi ký hợp đồng thế chấp bao gồm:

– Bán đấu giá tài sản

– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

– Phương thức khác

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Khi vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng thì người thế chấp không có quyền định đoạt tài sản.

3. Những trường hợp nào Ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp

Tham khảo thêm: Làm thời vụ là gì? Những điều cần biết về việc làm thời vụ

Trong các hợp đồng thế chấp, thường ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý, tránh rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi chủ sở hữu không tự nguyện bàn giao tài sản. Một số ngân hàng thương mại đã chọn phương án khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

4. Trình tự và thủ tục phát mãi tài sản của ngân hàng

Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch để cho mọi người cùng được biết, bảo đảm tính khách quan để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Các cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định theo các trình tự thủ tục theo quy định của Luật đấu giá tài sản, Luật đất đai (nếu tài sản phát mại là đất đai) và các văn bản của pháp luật có liên quan.

Các bước của thủ tục phát mại tài sản bao gồm như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Người xử lý tài sản sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu trữ tại các cơ quan đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý các tài sản bảo đảm trước khi xử lý tài sản bảo đảm. Theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm những nội dung chủ yếu bao gồm:

– Văn bản phải nêu rõ lý do tài sản bị xử lý

– Mô tả các thông tin về tài sản

– Các nghĩa vụ được bảo đảm

– Các thông tin về địa điểm xử lý tài sản và thời gian, phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Định giá tài sản

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hoặc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm. Trong quá trình định giá phải bảo đảm được tính khách quan, phù hợp với giá thị trường.

Bước 3: Bán tài sản

Vào trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì các tài sản này được bán đấu giá. Số tiền thu được từ việc xử lý khi phát mại quyền sử dụng đất được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bao gồm những nội dung như sau:

– Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá

– Tên của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá

– Thời gian đấu giá tài sản, địa điểm đấu giá tài sản

Tìm hiểu thêm: Cơ cấu nợ là gì? (Cập nhật 2022)

– Thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá

– Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá

– Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước

Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định, sự thỏa thuận hoặc pháp luật.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm và các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.

Trường hợp số tiền nhận được từ việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi thanh toán cho các chi phí thu giữ các tài sản, quá trình bảo quản và xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền sau khi có được nếu chênh lệch phải được trả cho người có tài sản còn lại nếu có.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm

Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.

5. Các phương thức phát mại tài sản theo quy định của Ngân hàng hiện nay

Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ thi hành phát mại tài sản thế chấp thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:

– Bán đấu giá tài sản:

Theo quy định thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Nếu căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”

– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản:

Trường hợp trong giao dịch bảo đảm có thỏa thuận hoặc được bên bảo đảm đồng ý thì bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản để bù đắp lại giá trị nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện.

– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm:

Thông thường khi xác lập biện pháp bảo đảm thì giá trị của tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, cho nên các bên có thể thỏa thuận bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán lại cho bên bảo đảm và ngược lại.

– Phương thức khác:

Đây là phương thức luật dự phòng và cho phép các bên thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập)

Tìm hiểu thêm: Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !