logo-dich-vu-luattq

Gửi tiền tiết kiệm cần thủ tục gì

Bạn đang có một số tiền “nhàn rỗi” muốn đầu tư? Hoặc đơn giản bạn muốn gửi tiết kiệm hàng tháng tích lũy cho những trường hợp cần thiết. Vậy giải pháp an toàn và ổn cho bạn là mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn quan ngại về thủ tục, lãi suất, kỳ hạn và cách tất toán như thế nào? Sau đây, ngân hàng số Timo sẽ chia sẻ 7 điều cần biết khi làm sổ tiết kiệm giúp bạn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng đúng cách, hiệu quả. Xem ngay nhé!

Sổ tiết kiệm là gì?

Khi gửi tiết kiệm hàng tháng tại ngân hàng, khách hàng sẽ cấp cho khách hàng một cuốn sổ gọi là sổ tiết kiệm. Sổ tiết kiệm chính là minh chứng thể hiện số tiền mà bạn đã gửi tại ngân hàng, mức lãi suất được áp dụng và số tiền lãi mà bạn được hưởng.

Xem thêm: Gửi tiền tiết kiệm cần thủ tục gì

Tại sao bạn cần phải làm sổ tiết kiệm?

Có rất nhiều lý do bạn nên làm sổ tiết kiệm:

  • Bạn luôn có khoản tiết kiệm hàng tháng trích từ lương
  • Bạn muốn tiết kiệm tiền cho con cái đi học
  • Bạn đang có số tiền “nhàn rỗi” và muốn đầu tư an toàn
  • Bạn đang tích góp, tiết kiệm hàng tháng để “xây dựng tổ ấm”

Với những lý do trên, bạn có lẽ đã suy nghĩ ngay tới việc mở một cuốn sổ tiết kiệm cho riêng mình rồi phải không? Với những khách hàng lần đầu, sẽ có rất nhiều thắc mắc như cách mở sổ, thủ tục như thế nào, lãi suất ra sao,… Đừng lo lắng, Timo sẽ chia sẻ với bạn ngay cách gửi tiết kiệm ngân hàng hàng tháng.

>> Xem thêm: 10 app quản lý chi tiêu cho cá nhân và gia đình miễn phí trên Android và iOS.

Các loại sổ tiết kiệm hiện nay

Cho đến nay, gửi tiết kiệm vẫn là cách đầu tư tài chính an toàn, ít rủi ro được nhiều người lựa chọn. Có rất nhiều phương thức mở sổ tiết kiệm khác nhau được ngân hàng áp dụng để hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng. Để hiểu rõ hơn về các hình thức làm sổ tiết kiệm cũng như những ưu điểm của nó, các bạn có thể tham khảo những thông tin bên dưới:

Phân loại theo hình thức gửi tiền tiết kiệm

Đặc điểmSổ tiết kiệm truyền thốngSổ tiết kiệm online

Phân loại sổ tiết kiệm theo kỳ hạn

Sổ tiết kiệm có kỳ hạnSổ tiết kiệm không kỳ hạn
Bảng so sánh gửi tiết kiệm ngân hàng có kỳ hạn và không kỳ hạn

Thủ tục mở sổ tiết kiệm

Tham khảo thêm: đăng ký thi bằng lái xe

Mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng và mở sổ tiết kiệm online là 2 hình thức phổ biến hiện nay. Thủ tục của 2 hình thức này tương đối đơn giản, nhanh chóng.

Mở sổ trực tiếp tại quầy

  • Bước 1: Mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu tới ngân hàng.
  • Bước 2: Bạn sẽ được giao dịch viên hướng dẫn điền vào form đăng ký.
  • Bước 3: Nhân viên nhận số tiền bạn muốn gửi tiết kiệm và tiến hành in sổ, đóng dấu cho bạn.
  • Bước 4: Nhân viên gửi lại bản sổ tiết kiệm.

Làm sổ tiết kiệm online

  • Bước 1: Mở tài khoản thanh toán và đăng ký dịch vụ Internet Banking của ngân hàng.
  • Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking.
  • Bước 3: Chọn mục Sổ tiết kiệm> Nhập số tiền gửi>Chọn kỳ hạn> Chọn thời hạn gửi
  • Bước 4: Nhập mã kiểm tra và chọn xác nhận
  • Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại
  • Bước 6: Kết thúc giao dịch

Các thông tin bạn cần biết khi mở sổ tiết kiệm

Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?

Tùy vào thuộc vào từng Ngân hàng mà yêu cầu về số tiền tối thiểu cũng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số Ngân hàng để biết được mức yêu cầu tối thiểu này.

Số tiền gửi tối thiểu để mở sổ tiết kiệm của một số ngân hàng: BIDV và Vietcombank là 500.000 VND; ACB, Techcombank và VIB là 1.000.000 VND; Timo là 100.000 đồng.

Cách gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm

  • Đối với sổ tiết kiệm thông thường: Khi cần nạp thêm tiền vào sổ tiết kiệm, bạn cần mang theo CMND đến trực tiếp chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng, yêu cầu nạp thêm tiền vào sổ và làm theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng.
  • Đối với sổ tiết kiệm online: Khi muốn nạp thêm tiền vào sổ, bạn cần đăng nhập vào Internet Banking, sau đó thực hiện chuyển khoản số tiền cần nạp từ tài khoản thanh toán của bạn sang sổ tiết kiệm online.

Cách tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm 2022

Có 2 cách tính lãi suất tương tự nhau:

  1. Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm) x (Số ngày gửi/360)
  2. Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (% năm)/12 x Số tháng gửi

>> Xem thêm: Công thức tính lãi suất kép

Tính lãi suất tiết kiệm nhanh chóng với công cụ tính lãi của Timo

Ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm là gì?

  • Mỗi tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn hay dễ hiểu hơn là ngày hết hạn cố định được quy định. Đến ngày này, bạn có thể đến ngân hàng thực hiện tất toán để nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi. Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng.
  • Tất toán chính là hình thức ngân hàng cho phép bạn có thể rút tiền từ sổ tiết kiệm. Thông thường nếu bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì bạn có thể tất toán bất kỳ thời điểm nào mà bạn có nhu cầu.

Có được rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn không?

Khách hàng hoàn toàn có thể rút toàn bộ số tiền gửi tiết kiệm ngân hàng trước ngày đáo hạn bất cứ lúc nào. Lưu ý, nếu rút trước hạn, toàn bộ số tiền của tài khoản tiết kiệm đó sẽ không được nhận lãi suất tiết kiệm cố định mà chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.Trừ trường hợp đặc biệt, bạn đã thế chấp tài khoản tiết kiệm để vay tiền thì bạn phải thanh toán khoản vay trước rồi mới có thể rút tiền gửi tiết kiệm ngân hàng.

Nên mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn?

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến:

  • Gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn: phù hợp với người có nhu cầu sử dụng tiền thường xuyên.
  • Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn: Phù hợp với người có thu nhập ổn định và có kế hoạch tiết kiệm cụ thể.

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh lời nhiều nhất

Tham khảo thêm: Thủ tục rút hồ sơ xe máy

Gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ là kênh đầu tư tài chính hiệu quả nếu bạn vận dụng đúng cách.

  • Lãi suất ngân hàng cao là yếu tố quyết định: Một số người ngại gửi tiết kiệm ngân hàng vì số tiền lãi nhận được thấp hơn các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, khi gửi tiền tiết kiệm vào một ngân hàng có lãi suất cao thì lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Số tiền nhàn rỗi của bạn sẽ sinh sôi qua thời gian mà bạn lại không cần phải lo lắng quá nhiều vì gửi tiết kiệm là kênh đầu tư rất an toàn.
  • Nhận lãi cuối kỳ nếu không gấp: Thực tế với gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng áp dụng nhiều hình thức nhận lãi, gồm có: nhận lãi đầu kỳ, nhận lãi tháng, nhận lãi cuối kỳ, và nhận lãi theo quý. Một hình thức sẽ có mức lãi khác nhau và nhận lãi cuối kỳ thường sẽ có mức lãi suất cao nhất. Ví dụ cụ thể với kỳ hạn 6 tháng của ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) như sau:
Kỳ hạnLãi trướcLãi ThángLãi QuýLãi Cuối kỳ
  • Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn dài: Thông thường lãi suất tiết kiệm kỳ hạng dài sẽ cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn ngắn. Ví dụ, hiện nay ngân hàng số Timo áp dụng mức lãi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng là 6,9%/năm trong khi kỳ hạn 1 tháng chỉ có 3,95%/năm.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng online: Xu hướng gửi tiết kiệm online ngày càng được nhiều ngân hàng áp dụng. Để thu hút khách hàng, mức lãi suất gửi tiết kiệm online được các ngân hàng áp dụng cao hơn gửi tại quầy nhiều. Ví dụ, lãi suất gửi tại quầy của ngân hàng SCB cho kỳ hạn 24 tháng là 6,8%/năm, trong khi lãi suất gửi tiết kiệm online là 6,95%/năm.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng với số tiền lớn: Bạn đã mất công gửi tiền tiết kiệm trong thời gian dài để nhận lãi suất cao nhưng ví dụ bạn chỉ gửi số tiền 1 triều đồng trong 18 tháng để được nhận lãi suất 6,9% của Timo. Vậy với 1 triệu đồng thì sau 18 tháng bạn chỉ nhận được số tiền lãi 103,500 đồng. Do đó, hãy gửi tiết kiệm ngân hàng với số tiền lớn để nhận lại số tiền lãi tương ứng.

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng mới nhất 2022

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng tại các ngân hàng được cập nhật mới nhất. Hai loại lãi suất cho 2 hình thức gửi tiết kiệm này có đôi chút khác nhau.

Lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân gửi tại Quầy tháng 6/2022

Ngân hàng01 tháng03 tháng06 tháng12 tháng18 tháng24 tháng36 tháng

Lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân gửi Trực tuyến tháng 6/2022

Ngân hàng01 tháng03 tháng06 tháng12 tháng18 tháng24 tháng36 tháng

Ghi chú:

  • Màu xanh là mức lãi suất cao nhất trong kỳ hạn và màu đỏ là lãi suất thấp nhất
  • Đây là bảng lãi suất gửi tiết kiệm khi nhận lãi cuối kỳ
  • Bảng lãi suất chỉ có tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng

Làm sổ tiết kiệm trực tuyến tại ngân hàng số Timo

Như vậy, gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư bạn hoàn toàn có thể an tâm. Bạn cần xác định nhu cầu của mình trước để chọn hình thức gửi trở nên hiệu quả. Nếu thu nhập chưa ổn định thì tốt nhất bạn nên chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn ngắn hoặc không kỳ hạn, để phòng trường hợp khẩn cấp có thể tất toán sớm hơn.

nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Tại Timo, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên ứng dụng điện thoại bạn hoàn toàn có thể làm sổ tiết kiệm Timo Term Deposit ngay lập tức. Đặc biệt, bắt đầu từ bây giờ, bạn hoàn toàn có thể mở sổ tiết kiệm chỉ với tới thiểu 100.000 đồng. Hãy cùng Timo sử dụng nguồn tiền của mình để làm số tiết kiệm thật thông minh bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Tại sao có ý kiến không nên gửi tiền vào ngân hàng

Những câu hỏi thường gặp về sổ tiết kiệm

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy khác tỉnh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !