logo-dich-vu-luattq

Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự

Kính chào công ty luật Minh Khuê. Tôi đang tìm hiểu quy định pháp luật về chứng cứ trong tố tụng dân sự. Xin luật sư cho biết: Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì? Và chúng có đặc điểm đặc tính riêng biệt như thế nào? Rất mong nhận được giải đáp từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hồng Đăng – Hải Phòng

Xem thêm: Chứng cứ là gì trong tố tụng dân sự

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

1. Tố tụng dân sự là gì?

Tố tụng dân sự là tổng thể hoạt động nhằm giải quyết các vụ việc dân sự tuân thủ các quy định pháp luật.

2. Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?

Nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ theo quy định tại Điều 93 và Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện đầy đủ, chính xác, sự liên quan giữa các chứng cứ và khảng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, tất cả các hoạt động tố tụng dân sự đều phải đi đến kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ, trên cơ sở đó mới có thể kết luận về vụ án, vụ việc dân sự.

Theo Từ điển tiếng Việt, của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1988 thì chứng cứ là “cái cụ thể (như lời nói hoặc việc làm, vật làm chứng, tài liệu, …) tỏ rõ điều gì đó là có thật”.

Như vậy, có thể hiểu chứng cứ (theo một nghĩa chung nhất) là những gì có thật, phản ánh sự thật khách quan về một vụ việc và được thu thập theo trình tự nhất định do pháp luật quy định.

Chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, hành chính hay trong tố tụng dân sự đều có những điểm chung và vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có tính thực tiễn rất cao. Nó là cơ sở quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án.

3. Hình thức tồn tại của chứng cứ

Bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng xuất hiện, diễn ra trong thế giới khách quan, do đó, những tình tiết, sự kiện, diễn biến của sự việc dân sự đều tồn tại trong thế giới vật chất, nó đều để lại các “dấu vết” trong thế giới vật chất với muôn hình, muôn vẻ, nhưng khái quát lại có hai dạng dưới đây:

+ Các dấu vết phi vật chất, liên quan đến các tình tiết của vụ án được phản ánh vào ý thức của con người. Thông qua các biện pháp, các hình thức thu thập chứng cứ để “vật chất” hóa các dấu vết đó dưới những hình thức nhất định; ví dụ: việc lập biên bản ghi lời khai của nhân chứng biết sự việc, chứng kiến sự việc…

+ Các dấu vết vật chất, ví dụ như vật chứng, các giấy biên nhận nợ, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng trong các vụ án tranh chấp đòi nợ…

Đọc thêm: Đất ONT là đất gì? Một số quy định liên quan về đất ONT

Các “dấu vết” được coi là chứng cứ của vụ án chính là sự phản ánh các mặt riêng lẻ của sự thật về vụ án được thu thập theo một trình tự, thủ tục do luật định là căn cứ cho việc xác định sự thật của vụ án, nhằm giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự.

4. 03 đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng cứ có 03 đặc điểm sau:

– Chứng cứ là những gì có thật;

– Được đương sự, cá nhân và cơ quan, tổ chức khác giao nộp, Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do BLTTDS quy định;

– Được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không.

5. 03 Đặc tính của chứng cứ và ý nghĩa của chứng cứ trong tố tụng dân sự

5.1. Một là, tính khách quan của chứng cứ:

Khi một chứng cứ đã xuất hiện nó sẽ tồn tại trong thế giới vật chất, đó cũng là thê giới khách quan, độc lập với ý thức của con người. Tuy nhiên, cần tránh nhầm lẫn giữa tính khách quan của chứng cứ với sự hình thành nên chứng cứ. Thông thường một sự vật, tài liệu… được hình thành từ ý muốn chủ quan của con người, ví dụ như di chúc, các nội dung của bản di chúc do chủ sỏ hữu tài sản đó viết ra, quá trình viết di chúc là quá trình hình thành của một văn bản nó thể hiện ý chí, mong muốn chủ quan của chính chủ thể đó, mà sau này nếu có việc khởi kiện chia thừa kế thì bản di chúc Sẽ trở thành một nguồn chứng cớ. Khi bản di chúc đó ra đời và được thu thập theo đúng quy định Bộ luật tô’ tụng dân sự, thì những nội dung thể hiện ý chí của chủ sỏ hữu về định đoạt tài sản sẽ là chứng cứ của vụ án tranh chấp, yêu cầu chia thừa kế theo di chúc, và chứng cứ này tồn tại một cách khách quan. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ. Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? Ai là người viết, ai là người quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.

5.2. Hai là, tính liên quan của chứng cứ:

Khi có việc khởi kiện hoặc khi có yêu cầu Tòa án giải quyết một vụ việc, dân sự thì đương sự, nhân chứng, các cơ quan tổ chức… sẽ cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin, tài liệu nhưng chỉ những thông tin, tài liệu nào có liên quan đến vụ việc dân sự mà Tòa án đang giải quyết mới cần thu thập để sử dụng làm chứng cứ của vụ việc dân sự đó. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.

Ví dụ 1: Trong vụ án đòi nợ, thì giấy xác nhận số tiền còn nợ do chính con nợ viết ra, bản hợp đồng thuê tài sản trong vụ án tranh chấp quyền nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê tài sản; bản di chúc trong vụ án kiện yêu cầu chia thừa kế theo di chúc… là những tài liệu, chứng cứ liên quan trực tiếp đến sự kiện cần chứng minh trong vụ án, đồng thời nó sẽ là chứng cứ trực tiếp.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án chỉ là gián tiếp phải xâu chuỗi, xem xét, đánh giá nó trong mối quan hệ với các tài liệu, tình tiết khác, những .ohứng cứ khác mới thấy được giá trị chứng minh của nó.

Ví dụ 2: A kiện đòi nỢ B, A trình bày, sáng ngày 10-01-2018, có cho B vay 10.000.000 đồng, đến hạn B không trả. B khai không hề vay tiền của A và còn nói thêm cả ngày hôm 10-01-2018 B ngồi chơi bài cùng với N, p, Q.

Tòa án tiến hành lấy lời khai của nhân chứng, khi được hỏi N, p, Q khai ngày hôm đó, B không chơi bài với họ. Nhân chứng X khai ngày 10/1/2018, B có đến nhà chơi và nói đang thiếu tiền mua máy xay sát, X có cho B biết là A đang có tiền nhàn rỗi, đến đó hỏi vay xem. Nhân chứng H khai có nhìn thấy B đến nhà A ngày 10-01-2018, còn đến để làm gì H không biết nhưng khi B từ nhà A ra có thấy B cầm một tập tiền…

Như vậy, nội dung lời khai của các nhân chứng: N, p, Q, của X, của H… là những tài liệu, chứng cứ có liên quan gián tiếp đến vụ kiện đòi nợ, nếu để độc lập, tách riêng giữa các lời khai nói trên vói nhau và các tài liệu, chứng cứ khác của vụ án thì các lời khai đó không có ý nghĩa, không nói lên được điều gì đối với vụ án đó. Nhưng nếu xem xét trong mối liên hệ giữa các lời khai trên với nhau sẽ cho thấy những thông tin rất có ý nghĩa và khi xem xét nó với các tài liệu chứng cứ khác của vụ án, sẽ giúp chúng ta thấy rõ nét hơn sự việc.

5.3. Ba là, tính hợp pháp của chứng cứ:

Các tài liệu, vật chứng… muốn trở thành chứng cứ phải được thu thập, bảo quản theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định thì mới có giá trị pháp lý.

Ví dụ 3: Trong một biên bản lấy lời khai của đương sự A, có nội dung chính là đương sự A thừa nhận có nợ B số tiền như B khởi kiện. Biên bản này không có chữ ký của A, không có chữ ký của Thẩm phán lấy lời khai, biên bản không thể hiện thời gian, địa điểm lấy lời khai, như vậy biên bản lấy lời khai này đã không làm đúng quy định của pháp luật, nên các nội dung trong đó không được coi là chứng cứ.

Ví dụ 4: Một biên bản ghi lời khai đã thực hiện đúng các yêu cầu về hình thức của một biên bản, nhưng A đưa ra được tài liệu (ví dụ bản ghi âm buổi lấy lời khai, có xác nhận xuất xứ của tài liệu này) và chứng minh lời thừa nhận của A trong biên bản lấy lời khai là do bị luật sư uy hiếp bằng vũ lực, sự đe dọa rất mạnh mẽ, A phải khai theo ý của luật sư, nên không đúng sự thật. Trong trường hợp này, lời thừa nhận của A trong biên bản nói trên không có giá trị chứng minh, không là chứng cứ của vụ án, vì tài liệu đó không hợp pháp.

Ví dụ 5: Một bản di chúc, bản hợp đồng photocopy nhưng không có công chứng, chứng thực là đã sao y bản chính; không có bản chính để xuất trình cho Tòa án, trong khi các đương sự không thừa nhận nội dung, chữ ký… trong các tài liệu photocopy này thì tài liệu đó cũng không có giá trị chứng minh do không bảo đảm tính hợp pháp.

Tham khảo thêm: Cho thôi việc là gì ? Khái niệm về cho thôi việc

Như vậy, một tài liệu chỉ được coi là chứng cứ khi nó bảo đảm cả ba đặc tính nêu trên thì mới có giá trị chứng minh, mới là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

6. Những gì không phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự không được coi là chứng cứ

Khi đã khẳng định chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, được dùng làm căn cứ để giải quyết đúng đắn vụ án mới được coi là chứng cứ, thì cũng có nghĩa là những gì không phản ánh đúng sự thật của vụ án dân sự sẽ không được coi là chứng cứ của vụ án đó. Vì vậy, có những tài liệu tuy có tồn tại thật, nhưng nó không phản ánh đúng bản chất của sự việc đó thì không được coi là chứng cứ.

Ví dụ 6: Trong hồ sơ của cơ quan nhà đất đang quản lý có một tài liệu viết: “nhà bị phá hủy trong chiến tranh”, nhưng sự thật nhà đó chỉ bị sạt mái, hỏng một phần tường, chỉ cần sửa chữa là có thể tiếp tục ỏ được. Như vậy, thực tế nhà chỉ bị hư hỏng, nhưng tài liệu ghi: “nhà bị phá huỷ trong chiến trành” đã phản ánh không thật chính xác, không đúng sự thật, nó không được coi là chứng cứ của vụ án.

Ví dụ 7: A là người mua nhà và nhờ B là em đứng tên trong giấy tờ sở hữu, nhưng do tham lam nên B đã khai nhà là của B, do B bỏ tiền mua cho A ở nhờ và kiện đòi A trả nhà. B đã xuất trình giấy tờ sở hữu nhà đứng tên B làm căn cứ cho yêu cầu của mình, còn A bác bỏ lời khai của B và xuất trình giấy uỷ quyền cho B đứng tên sở hữu nhà hộ A, đồng thời người bán nhà và các nhân chứng chứng kiến việc mua bán đều khai như lời của A. Như vậy, trong trường hợp này những nội dung ghi B là chủ sở hữu nhà thể hiện trong giấy sở hữu nhà đứng tên B không được coi là chứng cứ của vụ án, vì nếu thừa nhận những nội dung ghi trong giấy sở hữu nhà là chứng cứ của vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà thì phải thừa nhận B là chủ sở hữu nhà đang tranh chấp và như vậy đã không bảo đảm được quyền lợi hợp pháp của các bên, không giải quyết đúng nội dung vụ án.

Ví dụ 8: Cũng tương tự như vậy, kết luận giám định có thể là chứng cứ, nhưng nếu kết luận giám định là một kết luận sai, không phản ánh đúng bản chất sự việc, ví dụ: chữ ký, chữ viết trong một tài liệu thực tế là của A, nhưng kết quả giám định lại kết luận là của B, thì nội dung kết luận đó không được coi là chứng cứ của vụ án, không phải là căn cứ để Toà án ra phán quyết.

Ví dụ 9: A tạo ra di chúc giả và khởi kiện xin chia di sản thừa kế theo di chúc, thì di chúc giả đó không thể coi là chứng cứ để chia thừa kế theo di chúc được, …

Như vậy, chỉ những gì có thật, được thu thập theo đúng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự… mới có thể được coi là chứng cứ của vụ án. Do đó, việc xác định sự kiện, tình tiết nào được coi là chứng cứ của vụ án là không đơn giản trong hoạt động thực tiễn.

Việc hình thành một sự kiện, một tình tiết có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có hành vi con người, nhưng một khi sự kiện, hiện tượng, tình tiết đó đã ra đời và được coi là chứng cứ của vụ án thì nó lại tồn tại một cách khách quan với ý thức của con người, kể cả người đã tạo ra nó.

Ví dụ 10: Một hợp đồng vay nợ do chính người vay viết, có chữ ký của hai bên và xác nhận của công chứng nhà nước, có nhiều người chứng kiến việc ký kết và thực hiện hợp đồng vay nợ, thì dù bản hợp đồng đó có bị huỷ, điều đó có nghĩa một nguồn chứng cứ đã bị mất, nhưng sự kiện ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng là có thực, đã được phản ánh vào trong ý thức của hai bên đương sự, những người chứng kiến (là “dấu vết” phi vật thể) và được tái hiện trong lời khai của họ. Chính nội dung lời khai được thu thập theo đúng quy định pháp luật, phản ánh sự thật đó là chứng cứ của vụ án. Do đó, dù bản hợp đồng vay nợ (là một nguồn chứng cứ) không còn tồn tại về mặt vật chất cụ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là chứng cứ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng cũng mất đi. Vì vậy, để có thể thu thập được nhiều tài liệu chứa đựng chứng cứ của vụ án thì phải thu thập nhiều nguồn chứng cứ mà Thẩm phán đánh giá là có khả năng chứa đựng chứng cứ.

Như vậy, chứng cứ của vụ án luôn tồn tại khách quan, được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Nó có thể sinh ra, thay đổi (về hình thức và nội dung) và có thể mất đi nằm ngoài ý muốn hay trong ý muốn của con người. Chứng cứ với ý nghĩa là một sự kiện, hiện tượng, tình tiết đã xuất hiện và đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau của thế giới vật chất. Do đó, con người có thể tìm ra chứng cứ, phát hiện, thu thập chứng cứ chứ không thể tạo ra chứng cứ cho vụ việc dân sự. Tất cả những gì mà một ai đó cố tình tạo ra để đánh lừa các cơ quan chức năng và mọi người thì đó là sự kiện giả, tình tiết giả, giả chứng cứ, nó không được coi là chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên trong thực tiễn, “chứng cứ giả” vẫn xuất hiện, do những con người không trung thực, vì những động cơ khác nhau, đã tạo ra và cung cấp cho Toà án làm cho việc đánh giá chứng cứ trở nên khó khăn, phức tạp trước hoả mù giả, thật.

Do đó, muốn xác định một sự kiện, một tình tiết, tài liệu nào đó là chứng cứ của vụ việc dân sự hay không thì phải xem nó có liên quan mật thiết đến vụ việc dân sự mà Toà án đang giải quyết hay không? Sự liên quan đó có thể là trực tiếp, có thể là gián tiếp nên đòi hỏi Toà án, Thẩm phán phải biết chọn lọc khi thu thập tài liệu, chứng cứ.

Tuy nhiên một sự kiện, một tình tiết muốn trở thành chứng cứ của vụ án, muốn có giá trị chứng minh cho yêu cầu hay phản đối của các bên đương sự thì nó phải được thu thập theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định mới có giá trị pháp lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê – Sưu tập & biên tập

Tìm hiểu thêm: Xử lý vi phạm hành chính là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !