Nội dung chính
1. Đất đô thị là gì ?
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. (Luật quy hoạch đô thị năm 2009)
Đất ởlà đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị. (Khoản 2.2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ).
Xem thêm: đất ở đô thị là gì
Đất ở đô thị là loại đất được sử dụng với mục đích xây dựng công trình, nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của cư dân trong các khu đô thị bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Còn gọi tắt là đất OTD . (Khoản 1 Điều 144 luật đất đai 2013).
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị, thị trấn và đất ngoại thành, ngoại thị xã đã có quy hoạch phát triển đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Đất đô thị có nhiều loại khác nhau nằm trong ranh giới hành chính của các đô thị và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đất đô thị bao gồm: đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, đất sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, đất xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; đất nông nghiệp, đất làm vườn, đất lâm viên; đất di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh; đất ngoại thành, ngoại thị, đất chưa sử dụng được quy hoạch để phát triển đô thị.
Điều 144- Luật Đất Đai năm 2013 ghi rõ về loại hình này:
1. Bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điền kiện để giao đất theo dự án đất tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.”
Như vậy đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn ao trong khu dân cư đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thời hạn sử dụng đất đô thị
Loại đất này có thời hạn sử dụng là ổn định lâu dài theo quy định tại điều 125, luật Đất Đai 2013. Đây thuộc nhóm đất ở. Nó khác đất thương mại dịch vụ sử hữu 50 – 70 năm.
Cụ thể, trong các trường hợp sau thì cá nhân, hộ gia đình có thể sử dụng được đất lâu dài ổn định:
+ Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
+ Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
Tìm hiểu thêm: Cách viết phiếu đánh giá viên chức năm 2020
+ Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
+ Đất tín ngưỡng;
+ Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
+ Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.
3. Hạn mức đất ở đô thị
Hạn mức giao đất được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang.
Về cơ bản, để xác định diện tích đất ở thuộc hạn mức sử dụng hay ngoài hạn mức sẽ căn cứ vào quyết định về hạn mức đất ở theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm xác định xem có được tách thửa, dồn thửa hay thực hiện các nghĩa vụ tài chính nếu có.
Điều 144, Luật Đất đai 2013 có quy định về hạn mức đất ở đô thị như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Đọc thêm: File ASPX là gì?
– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
4. Quy định về đất ở đô thị
Bên cạnh khái niệm, hạn mức và thời hạn sử dụng đất ở đô thị là gì, Luật đất đai năm 2013 còn nêu chi tiết về các quy định sử dụng đất ở đô thị cụ thể trong điều 144 thuộc Bộ như sau:
– Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Đọc thêm: File ASPX là gì?
– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
5. Thuế đất ở
Theo Luật đất đai 2013 mới nhất thì khái niệm thuế sử dụng đất được hiểu như sau:
“Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.”
Mặt khác, thuế sử dụng đất là loại thuế gián thu áp dụng đối với đất ở, đất xây dựng công trình. Các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định, nghĩa là phải đóng thuế đất .
Đất ở trong trường hợp này không đơn thuần là đất dùng để “ở” mà bao gồm cả trường hợp đất ở và đất sử dụng vào mục đích kinh doanh. Đây là các đối tượng phải chịu thuế đất ở theo quy định pháp luật về thuế hiện hành. Đất ở tại đô thị là đất thuộc phạm vi địa giới hành chính của phường, thị trấn. Đặc biệt khác với đất ở tại nông thôn là đất ở tại đô thị bao gồm cả đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện quy hoạch phát triển theo quy định những vẫn thuộc xã quản lý. Ngoài ra, đất ở tại đô thị còn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất phù hợp với chính sách quy hoạch đã được phê duyệt.
Cách tính thuế đất ở:
Căn cứ Thông tư 153/2011/TT-BTC thì thuế đất ở được xác định theo công thức:
Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
Trong đó, số thuế phát sinh được tính theo công thức sau:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)
Tuy nhiên, để tính được số thuế phát sinh cụ thể đòi hỏi phải xác định chính xác 3 yếu tố trong công thức đã đề cập. Những thông tin hướng dẫn chi tiết sau đây sẽ giúp bạn giải nhanh được bài toán này.
Hồ sơ khai thuế sử dụng đất:
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho từng thửa đất chịu thuế theo mẫu số 01/TK-SDDPNN áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc mẫu số 02/TKSDDPNN áp dụng cho tổ chức.
– Bản chụp các giấy tờ liên quan đến thửa đất chịu thuế như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, quyết định hoặc hợp đồng cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
– Bản chụp các giấy tờ chứng minh thuộc diện được miễn, giảm thuế (nếu có).
Tóm lại, Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình sử dụng đất.
Luật Minh KHuê (sưu tầm & phân tích)
Tìm hiểu thêm: Con ngoài giá thú là gì