Sau khi phát hiện việc sổ hộ khẩu của gia đình bị mất, bị thất lạc, các thành viên trong hộ hay chủ hộ thì phải làm đơn trình báo tới cơ quan công an địa phương đồng thời xin xác nhận về sự cố này. Tùy vào từng trường hợp, cơ quan chức năng sẽ có các biện pháp nghiệp vụ để xác minh và cấp giấy xác nhận. Vậy đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu là gì?
Nội dung chính
1. Đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu là gì?
Đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu là mẫu đơn hành chính do cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền xem xét và xác nhận việc một hoặc một số sổ hộ khẩu của những cá nhân hoặc hộ gia đình nhất định đã bị mất, bị thất lạc. Trong đơn xin xác nhận mất hộ khẩu phải nêu được những nội dung về cá nhân, hộ gia đình bị mất sổ hộ khẩu, nguyên nhân, sự việc bị mất sổ hộ khẩu,..
Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu
2. Mục đích của đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu
Đơn xin xác nhận mất hộ khẩu là văn bản ghi chép lại cá nhân, hộ gia đình bị mất sổ hộ khẩu, nguyên nhân, sự việc bị mất sổ hộ khẩu,… Ngoài ra, đơn xin xác nhận mất hộ khẩu là cơ sở để CƠ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và thực hiện việc xác nhận cá nhân hoặc hộ gia đình đã mất sổ hộ khẩu vì một lý do nhất định nào đó.
3. Mẫu đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o—-———
Địa danh., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN MẤT SỔ HỘ KHẨU
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn)……..
– Ông……. – Trưởng công an xã (phường, thị trấn)…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, tùy vào mục đích bạn xin xác nhận và bạn mất sổ hộ khẩu trong trường hợp nào)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014;
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tên tôi là:…… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…
Hiện tại cư trú tại:……
Số điện thoại liên hệ:……
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Tên tổ chức/Công ty/… :
Tham khảo thêm: Văn bản thỏa thuận mua bán đất
Địa chỉ trụ sở:…….
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:…… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….
Hotline:… Số Fax (nếu có):……
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà……… Chức vụ:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA……. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…
Hiện tại cư trú tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Căn cứ đại diện:…..)
Là:……. (tư cách trong việc làm đơn, ví dụ, người đã báo mất giấy tờ tại……. với Công an xã………….. vào ngày…/…/…. theo ……)
(Công ty) tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà… sự việc sau:
(Phần này bạn trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận việc mất sổ hộ khẩu, trong đó có trình bày về việc bạn đã báo tìm sổ hộ khẩu khi phát hiện và sau một thời gian, bạn vẫn không có thông tin về việc tìm được sổ hộ khẩu. Thời điểm hiện tại bạn cần xác nhận mất sổ hộ khẩu để đề nghị chủ thể có thẩm quyền cấp lại hoặc chỉ là để chứng minh cho chủ thể có yêu cầu về thông tin bạn trình bày trước đó (về việc mất sổ hộ khẩu) là chính xác)
Với những lý do sau:
(Phần này bạn trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp)
(Công ty) Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà/… xem xét trường hợp trên của ……………. và tiến hành xác nhận:
Sổ hộ khẩu của gia đình Ông/Bà:……Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA……….. Cấp ngày…./…../…..
Số điện thoại liên hệ:…
Tại địa chỉ…
Bị mất vào……
(Phần này bạn có thể đưa ra các thông tin khác mà bạn cần xác nhận,…)
(Công ty) Tôi xin cam đoan những thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và xác nhận thông tin mà (công ty) tôi đã nêu trên.
Đọc thêm: Mẫu biên bản xử phạt vi phạm giao thông
Xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của…
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận mất sổ hộ khẩu
Phần kín gửi cá nhân, hộ gia đình sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền( Công an xã (phường, thị trấn), Trưởng công an xã (phường, thị trấn), hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, tùy vào mục đích bạn xin xác nhận và bạn mất sổ hộ khẩu trong trường hợp nào).
Phần nội dung của đơn xin xác nhận hộ khẩu : yêu cầu cá nhân, thành viên trong hộ gia đình sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, căn cước công dân, số điện thoại,..
Người làm đơn sẽ trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận việc mất sổ hộ khẩu, trong đó có trình bày về việc bạn đã báo tìm sổ hộ khẩu khi phát hiện và sau một thời gian, bạn vẫn không có thông tin về việc tìm được sổ hộ khẩu. Thời điểm hiện tại bạn cần xác nhận mất sổ hộ khẩu để đề nghị chủ thể có thẩm quyền cấp lại hoặc chỉ là để chứng minh cho chủ thể có yêu cầu về thông tin bạn trình bày trước đó (về việc mất sổ hộ khẩu) là chính xác.
Người làm đơn đồng thời trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà bạn đưa ra là hợp lý, hợp pháp và những thông tin cần xác nhận.
Cuối đơn xin xác nhận mất hộ khẩu người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên cùng sự xác nhận của các thành viên trong gia đình.
5. Quy định về sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.
Cấp sổ hộ khẩu sẽ được quy định cụ thể tại Điều 10, Thông tư 35/2014/TT-BCA Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú
“1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.
2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.
4. Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc.
5. Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.
6. Trưởng Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký sổ hộ khẩu.
7. Người trong hộ gia đình có trách nhiệm bảo quản, sử dụng sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Phải xuất trình sổ hộ khẩu khi cán bộ Công an có thẩm quyền kiểm tra. Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa, thế chấp, cho mượn, cho thuê hoặc sử dụng sổ hộ khẩu trái pháp luật.
8. Người đứng tên chủ hộ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Trường hợp cố tình gây khó khăn, không cho những người cùng có tên trong sổ hộ khẩu được sử dụng sổ để giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Đọc thêm: Mẫu đơn xin cấp lại sổ đỏ bị mất