Nội dung chính
- 1 1. Khái niệm công ty tài chính
- 2 2. Đặc điểm của công ty tài chính
- 3 3. Các loại hình của công ty tài chính
- 4 4. Các hoạt động của công ty tài chính
- 5 5. Phân biệt ngân hàng thương mại và công ty tài chính
- 6 5.1 Phạm vi hoạt động
- 7 5.2 Vốn pháp định
- 8 5.3 Nguồn vốn huy động
- 9 5.4 Đặc điểm hoạt động
- 10 5.5 Thời hạn hoạt động
1. Khái niệm công ty tài chính
Công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tí phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư. cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ nhưng trên nguyên tắc riêng được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Theo Luật Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Xem thêm: Công ty tài chính là gì
Tương tự như các loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác, công ty tài chính bị pháp luật hạn chế hai loại nghiệp vụ kinh doanh là không được nhận tiền gửi ngắn hạn (dưới một năm) và không được thực hiện các dịch vụ thanh toán. Tổ chức và hoạt động của công tỉ tài chính chịu một số hạn chế của pháp luật áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.
2. Đặc điểm của công ty tài chính
2.1 Mức vốn pháp định
Công ty tài chính cũng phải có vốn pháp định theo đúng quy định của pháp luật khi thành lập. Vốn pháp định của các tổ chức phi ngân hàng này thấp hơn vốn của ngân hàng thương mại. Pháp luật quy định công ty hoạt động tài chính phải có vốn pháp định là 500 tỷ đồng nếu thành lập từ sau năm 2018. Trước năm 2018, vốn pháp định là 300 tỷ đồng.
2.2 Thời gian hoạt động của các công ty tài chính
Theo quy định, các công ty chỉ được hoạt động trong vòng 50 năm trở xuống. Nếu muốn gia hạn thêm thời gian, các tổ chức phải làm đơn yêu cầu và được ngân hàng nhà nước đồng ý. Thời gian gia hạn không được vượt quá 50 năm.
3. Các loại hình của công ty tài chính
Trước đây, các công ty tài chính hoạt động dựa trên nhiều cách thức khác nhau. Bao gồm:
– Doanh nghiệp nhà nước: công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh.
– Công ty cổ phần: công ty tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật và thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.
– Công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu: công ty tài chính thuộc quyền sở hữu của một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và tuân theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
– Công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và công ty liên doanh tổ chức tín dụng nước ngoài: công ty tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
– Công ty có 100% vốn đầu tưu của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài: công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên lưu ý là hiện nay chỉ còn có 3 loại hình công ty: bao gồm công ty tài chính TNHH một thành viên, công ty hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Tất cả các loại hình này đều không phân biệt vốn nước ngoài hay vốn trong nước.
4. Các hoạt động của công ty tài chính
4.1 Huy động vốn
Về lĩnh vực hoạt động, các công ty tài chính chủ yếu hoạt động dưới hình thức kêu gọi vốn. Đây là yếu tố quan trọng, có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của công ty. Hoạt động huy động vốn bao gồm:
– Nhận tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức từ 1 năm trở lên theo quy định từ ngân hàng nhà nước.
– Tiếp nhận nguồn vốn ủy thác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước và của chính phủ.
– Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu cùng những chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá trị khác nhằm huy động nguồn vốn ở trong và ngoài nước.
– Vay tiền từ các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước hoặc vay các tổ chức tài chính quốc tế.
4.2 Hoạt động cho vay
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay cũng đóng góp rất nhiều như:
– Vay ngắn hạn, trung hạn và cả dài hạn theo quy định của ngân hàng nhà nước.
– Cho vay tiêu dùng thông qua vay trả góp
– Cho vay dưới sự ủy thác của Chính phủ hoặc các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.
Các hình thức cho vay của công ty tài chính bao gồm:
– Vay tiền theo bảng sao kê lương
– Vay tiền theo cavet xe máy của chính chủ
– Vay vốn bằng hóa đơn tiền điện
– Vay vốn theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
– Các hình thức vay khác
Ngoài ra, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính còn tham gia hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và những giấy tờ có giá trị khác:
– Công ty tài chính cung cấp tín dụng cho các tổ chức hay cá nhân bằng hình thức chiết khấu, cầm cố thương hiệu.
Tham khảo thêm: Kê biên tài sản là gì
– Công ty hoạt động tài chính và các tổ chức tín dụng khác như tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu.
4.3 Hoạt động bảo lãnh
Các công ty hoạt động tài chính được bảo lãnh dựa trên sự uy tín và khả năng tài chính đối với người nhận bảo lãnh. Hiện nay, có các loại hình bảo lãnh bao gồm:
– Bảo lãnh vay vốn
– Bảo lãnh thanh toán
– Bảo lãnh dự thầu
– Bảo lãnh bảo đảm chất lượng của sản phẩm
– Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
– Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
– Bảo lãnh đối ứng
– Bảo lãnh xác nhận.
4.4 Các hoạt động khác
Ngoài ra, các công ty trong lĩnh vực tài chính còn có thể tiến hành các hoạt động theo quy định hiện hành. Trong đó có:
– Góp vốn mua cổ phần cho những doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác
– Hoạt động đầu tư
– Tham gia vào thị trường ngoại hối
– Kinh doanh vàng và thực hiện dịch vụ kiều hối
– Cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến tài chính, ngân hàng, đầu tư hay tiền tệ
– Cung ứng dịch vụ về bảo quản hiện vật quý, cho thuê các tủ két, cầm đồ hoặc các giấy tờ có giá trị
– Được cho phép trở thành đại lý để phát hành trái phiếu hay cổ phiếu, các loại giấy tờ khác cho công ty, doanh nghiệp
– Được quyền ký nhận ủy thác, trở thành một đại lý trong lĩnh vực liên quan đến tài chính ngân hàng, bảo hiểm hoặc đầu tư, quản lý tài sản và vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.
5. Phân biệt ngân hàng thương mại và công ty tài chính
5.1 Phạm vi hoạt động
– Công ty tài chính
+ Là tổ chức tín dụng phi ngân hàng
+ Thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau: Nhận tiền gửi của tổ chức; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Không được làm dịch vụ thanh toán, không sử dụng vốn vay để thực hiện thanh toán.
+ Không được nhận tiền gửi dưới một năm
– Ngân hàng thương mại: Thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
+ Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; Phát hành thẻ tín dụng; Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Đọc thêm: đất dự trữ phát triển là gì
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán.
5.2 Vốn pháp định
– Công ty tài chính:
Có vốn pháp định nhỏ hơn ngân hàng. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định công ty tài chính có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng
– Ngân hàng thương mại
Vốn pháp định lớn hơn. Theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định NHTM có mức vốn pháp định là 3000 tỷ đồng.
5.3 Nguồn vốn huy động
– Công ty tài chính
+ Nhận tiền gửi: Tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác.
+ Vốn vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế.
+ Nguồn vốn khác: Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
– Ngân hàng thương mại
+ Nhận tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn,có kỳ hạn,có mục đích.
+ Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng thương mại khác, vay từ các công ty, vay từ thị trường tài chính trong nước, vốn vay nước ngoài.
+ Các nguồn vốn khác
Vốn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính, ngân sách như vốn tài trợ, đầu tư phát triển…
Các nguồn vốn hình thành trong quá trình hoạt động của ngân hàng như thanh toán hộ, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng.
5.4 Đặc điểm hoạt động
– Công ty tài chính
Huy động những khoản tiền lớn chia ra để cho vay những khoản nhỏ
– Ngân hàng thương mại
Tập hợp những khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn.
5.5 Thời hạn hoạt động
– Công ty tài chính:
Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm
– Ngân hàng thương mại
Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế
Ngoài ra, Công ty tài chính và Ngân hàng thương mại đều chịu sự quản lý của Nhà nước theo những quy định mà pháp luật đưa ra.
Tham khảo thêm: Chi phí vận hành là gì