1. Định nghĩa giấy phép lái xe
Giấy phép lái xe là một loại giấy tờ tùy thân khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông, giấy này được các cơ quan có thẩm quyền nhà nước cấp cho các cá nhân; phải có giấy phép lái xe, các cá nhân mới được điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường một cách hợp pháp.
Ngoài các giấy tờ như căn cước công dân, bảo hiểm xe máy, giấy đăng ký xe thì bằng lái xe cũng được coi như một loại giấy tờ tùy thân của bạn. Trường hợp bạn có giấy phép lái xe, nhưng quên không mang sẽ bị phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng. Còn nếu bạn không hề có giấy phép lái xe, có nhưng bị mất sẽ bị phạt từ 4 đến 6 triệu đồng, tùy theo mức độ. Vì thế, muốn tham gia giao thông một cách an toàn, bạn cần phải tậu cho mình một cái bằng lái xe nhé.
Xem thêm: Gplx là gì
Để có giấy phép lái xe, bạn phải đạt độ tuổi quy định theo quy định của pháp luật, sau đó cần phải học cách điều khiển xe, học các lý thuyết khi tham gia giao thông. Cuối cùng bạn sẽ tham gia kỳ thi sát hạch gồm phần lý thuyết và thực hành. Trong phần lý thuyết, bạn sẽ thi trên máy, các câu hỏi nằm trong bộ đề thi, nên bạn chỉ cần ôn trơn tru bộ đề đó là có thể vượt qua bài thi một cách dễ dàng. Ở phần thực hành, bạn phải điều khiển xe của mình qua các chướng ngại vật mà không bị chạm vạch. Hoàn thành hai phần thi, bạn sẽ được nhận giấy phép lái xe.
Giấy phép lái xe không có hạn sử dụng, nhưng nếu bạn vi phạm quy định về an toàn giao thông tùy theo mức độ sẽ bị giữ bằng hoặc thu bằng không thời hạn. Trong thời gian bị thu giữ, bạn không được phép điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Còn trường hợp bạn bị tịch thu vĩnh viễn, muốn tham gia giao thông, buộc bạn phải thi lại bằng lái xe.
Trong trường hợp bị mất giấy phép lái xe thì có được cấp lại hay không? Câu trả lời là có, bạn chỉ cần nộp đơn xin cấp lại và các giấy tờ liên quan. Sau khoảng 2 tháng, thì bạn có thể nhận được giấy tờ lái xe mới.
Xem thêm: Bằng lái xe B2 là gì? Thông tin liên quan đến bằng lái xe B2
2. Các loại giấy phép lái xe ở Việt Nam
– Giấy phép lái xe A1:
Đối tượng: đủ 18 tuổi
Loại xe: xe mô tô hai bánh 50-175 phân khối (mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật).
Đặc điểm:
Người đủ 16 tuổi- dưới 18 tuổi có thể điều khiển xe mô tô 2 bánh dưới 50 phân khối mà không cần có bằng lái xe.
Đến ngày thi sát hạch bằng lái xe, thì người tham dự bắt buộc phải đủ 18 tuổi. Tức vào thời điểm đăng ký, chưa đủ tuổi vẫn có thể đăng ký được, nhưng chắc chắn vào hôm thi phải đủ tuổi.
Phần lý thuyết, người thi cần phải đạt 16/20 câu trong 15 phút (bao gồm 9 câu về luật, 6 câu về biển báo giao thông và 5 câu về hình).
Phần thực hành, người thi không được phạm quy quá 4 lần để đạt 80/100 điểm.
Tìm hiểu thêm: Tư vấn về chế độ tập sự của viên chức
– Giấy phép lái xe A2:
Đối tượng: đủ 18 tuổi
Loại xe: các loại xe có phân khối lớn trên 175, có thể đến hàng nghìn phân khối (có thể dùng giấy phép lái xe A2 cho các loại xe dưới 175 phân khối)
– Giấy phép lái xe B1 (số tự động cho người không làm lái xe):
Đối tượng: không phải người làm nghề lái xe
Loại xe: ô tô 9 chỗ (tính cả người lái xe), ô tô tải dưới 3.5 tấn và ô tô dành cho người khuyết tật
– Giấy phép lái xe B1:
Đối tượng: không phải người làm nghề lái xe
Loại xe: ô tô 9 chỗ (tính cả người lái xe), ô tô tải dưới 3.5 tấn và máy có 1 rơ moóc dưới 3.5 tấn.
– Giấy phép lái xe B2:
Đối tượng: người làm nghề lái xe
Loại xe: ô tô 9 chỗ (tính cả người lái xe), ô tô tải dưới 3.5 tấn và máy có 1 rơ moóc dưới 3.5 tấn.
– Giấy phép lái xe hạng C:
Đối tượng: người làm nghề lái xe
Loại xe: ô tô có trọng tải trên 3.5 tấn, máy kéo có trọng tải trên 3.5 tấn.
Đọc thêm: Đồng bóng là gì? Cách phân biệt đồng bóng và đống tính?
– Giấy phép lái xe D:
Đối tượng: người làm nghề lái xe
Loại xe: xe từ 10 đến 30 chỗ ngồi (tính cả người lái xe), và các loại xe được quy định ở B1, B2, C.
– Giấy phép lái xe E:
Đối tượng: người làm nghề lái xe
Loại xe: xe ô tô trên 30 chỗ và các loại xe được quy định ở B1, B2, C, D.
Ngoài ra còn một số loại bằng lái xe khác cho phép người điều khiển xe có lái những loại xe có trọng tải lớn hơn, đòi hỏi kỹ thuật xử lý tốt hơn.
Như vậy, những người lái xe gia đình, sử dụng không quá thường xuyên thì có thể thi bằng lái B1 số tự động. Với những người hành nghề taxi, chở xe nhỏ thì có thể lựa chọn bằng lái xe B1 hoặc B2. Với những người điều khiển xe lớn thì thi bằng lái xe C, D, E (tùy theo trọng lượng của xe). Các bằng lái xe cấp cao hơn, đã bao gồm các bằng lái xe cấp thấp. Vì thế, những người sở hữu bằng lái xe cấp cao sẽ có đủ điều kiện để lái những cỡ xe nhỏ hơn.
Đọc thêm: Những điều có thể bạn chưa biết: việc làm lái xe là gì?
3. Các trung tâm đào tạo lái xe uy tín
Bình thường, khi chúng ta thi bằng lái xe máy, chúng ta đã biết lái xe trước đó từ gia đình, bạn bè, người thân chỉ dạy nên khi đi thi, chúng ta chỉ cần đăng ký, ôn luyện và đi thi.
Còn lái ô tô thì khó khăn hơn, đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Vì thế, người muốn thi bằng lái ô tô nếu không có người quen dạy lái thì buộc phải nhờ đến các trung tâm đào tạo lái xe. Ở đó, có đầy đủ các loại phương tiện và có giáo viên dạy kèm chỉ dạy các kỹ thuật. Chi phí cho việc học lái xe cũng khá khác nhau, tùy theo từng trung tâm, từ khoảng 6 triệu đến 10 triệu đồng.
Sau đây là một số trung tâm đào tạo lái xe uy tín mà tôi đã tham khảo:
Ở Hà Nội: Trung tâm đào tạo lái xe TungAnh Auto đã thành lập hơn 6 năm (Minh Khai), Trung tâm đào tạo lái xe ô tô 83 group (Xuân La, Tây Hồ), Trung tâm đào tạo lái xe OTOXANH (Láng Trung, Ba Đình),…
Ở TP. HCM: Trường dạy lái xe Đồng Tiến (P6, quận Bình Thạnh), trường dạy lái xe thế giới (P.5, Q.8), trung tâm dạy nghề lái xe ô tô Trường Vinh (Bình Trị Đông, Bình Tân),…
Timviec365.com.vn mong rằng bạn đã hiểu hơn về GPLX là gì cũng như tầm quan trọng của giấy phép lái xe. Chúc bạn sớm thi đỗ bằng lái xe mình và tìm được việc làm lái xe mong muốn và an toàn trên mọi nẻo đường.
Tham khảo thêm: Dâm ô – thực trạng phổ biến trong xã hội