logo-dich-vu-luattq

C500 – chiếc nôi đào tạo các sỹ quan an ninh ưu tú

Nhắc đến “C500” là nhắc đến cái nôi đào tạo đầu tiên của lực lượng CAND với bề dày lịch sử 70 năm. Nhắc đến “C500” là nhắc đến một địa chỉ đào tạo quan trọng, uy tín và “đẳng cấp” trong lực lượng CAND và trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân. Từ khóa học đầu tiên năm 1946 đến nay, mái trường C500 đã đào tạo, bồi dưỡng hàng trăm khóa học với hàng vạn học viên các cấp học, ngành học.

Cũng từ cái nôi đào tạo này, nhiều người đã và đang giữ những trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước và của lực lượng CAND. Nhiều cựu học viên “C500” đã trở thành những nhà khoa học có uy tín, các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang. Họ là những “mẻ thép vừa hồng vừa chuyên”, xứng danh đẳng cấp “C500”.

Xem thêm: C500 là gì

Học viện ANND ngày nay (tiền thân là trường Huấn luyện Công an Trung ương) được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Chính phủ. Nhìn lại chặng đường xây dựng và trưởng thành, phát triển từ một trường huấn luyện Công an, đào tạo nghề, đến nay Học viện ANND đã vươn lên trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có uy tín trong cả nước. Chặng đường đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự cố gắng bền bỉ của lớp lớp thầy cô giáo, lớp lớp các thế hệ học viên làm rạng danh nhà trường.

Nhiều thế hệ học viên các khóa học D1, D2 – những “mẻ thép” đầu tiên của mái trường C500 khi chia sẻ với chúng tôi đều cho rằng, cho đến bây giờ nhắc đến những năm tháng được học tập, phấn đấu và rèn luyện tại một nơi “kỷ luật thép” nhưng chan chứa ân tình thầy trò, họ vẫn thấy lòng thổn thức, lý tưởng cao đẹp của một thời tuổi trẻ đầy khí phách và tự hào khi trở thành học viên C500 vẫn vẹn nguyên.

Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao chất lượng giảng dạy của Học viện An ninh nhân dân. Ảnh: Quốc Bình

Làm sao quên được những buổi cùng thầy giáo đi vớt gỗ và lá gồi từ những bè mảng xuôi Chiêm Hóa (Tuyên Quang) về Hà Đông (giờ là quận Hà Đông, TP Hà Nội) để dựng Trường Công an Trung ương. Những tối tự học bên ngọn đèn dầu hỏa, thầy và trò cùng thảo luận rôm rả về các tình huống nghiệp vụ. Rồi những bữa cơm tập thể chan chứa tình đồng chí, đồng đội. Và cả những chiến dịch tăng gia rau xanh, đóng gạch, tạo phong trào sản xuất nhiều triệu viên gạch xây dựng trường lớp những năm sau này.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mười, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND có lần chia sẻ với chúng tôi rằng, ông luôn nhớ đến hình ảnh thầy giáo của mình ngồi ôm đàn hát say sưa bài “Đỉnh núi Lênin” trong giờ giải lao: “Bạn ơi đi với tôi, lên đỉnh núi khi trời chiều; Đỉnh non của Lênin, lòng chan chứa tình yêu…”. Những năm tháng ấy, giọng ca vút cao và trong sáng của thầy đã truyền lửa khí thế, nhiệt huyết cho các thế hệ sinh viên của trường.

Điều kiện sống kham khổ nhưng điều kiện dạy và học cũng không khá hơn. Đó là những thiếu thốn về giáo trình, tài liệu. Các thầy giáo thời đó thường nói đùa rằng, nhà trường mới có lớp chứ chưa có trường, ngoài bảng đen phấn trắng gần như không có bất kỳ giáo cụ hỗ trợ giảng dạy nào. Nhưng bù lại, cả thầy và trò đều hừng hực một khí thế thi đua dạy và học tốt, đều tâm niệm, có niềm tin và tâm huyết thì sẽ vượt qua tất cả khó khăn.

Đọc thêm: Tổ chức lại doanh nghiệp là gì

Những “mẻ thép” được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt, kỷ luật và kỷ cương như thế và chính môi trường đó đã rèn cho họ ý chí, để sau này, khi các thế hệ học viên ra trường, có mặt ở mọi nẻo đường Tổ quốc, họ đều phát huy được kiến thức đã học tập tại nhà trường, áp dụng có hiệu quả trên mặt trận bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Cho đến ngày hôm nay, mái trường C500 – Học viện ANND đã tiếp tục phát huy truyền thống, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học trọng điểm, hàng đầu của lực lượng Công an, đồng thời là chiếc “nôi” cung cấp đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý giáo dục cho các trường CAND. Hiện nay, Học viện đã tổ chức đào tạo ở cả 3 trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; đa dạng các hình thức, loại hình đào tạo (chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, bồi dưỡng ngắn hạn 6 tháng cho cán bộ tốt nghiệp ngành ngoài, bồi dưỡng chức danh…). Các loại hình đào tạo của Học viện luôn được phát triển, mở rộng.

Ngoài việc đào tạo 47 hệ đại học chính quy, Học viện ANND đào tạo 24 khoá đào tạo trình độ thạc sĩ với hàng ngàn thạc sỹ, 20 khóa đào tạo tiến sỹ với 164 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và được cấp bằng tiến sĩ Luật học. Hàng vạn cán bộ an ninh sau khi ra trường đã vận dụng sáng tạo tri thức học tập ở trường vào thực tiễn công tác, góp sức quan trọng trên mặt trận bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH…

Chặng đường 70 năm đào tạo của Học viện ANND cũng là quá trình nhà trường xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống các ngành, chuyên ngành đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đào tạo cán bộ cho lực lượng Công an và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Trải qua các giai đoạn khác nhau, từ đào tạo chuyên ngành rộng, sau nhiều lần điều chỉnh, đến nay, Học viện đã hoàn thành việc biên soạn 13 chương trình đào tạo cho hệ sỹ quan chính quy, 7 chương trình đào tạo liên thông tập trung, liên thông vừa làm vừa học; 5 chương trình đào tạo liên thông; 2 chương trình văn bằng 2 của ngành điều tra và xây dựng Đảng…

Ngay từ khi tổ chức các khóa học đào tạo đầu tiên cho đến nay, nhà trường đặc biệt coi trọng áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm đặc thù của ngành. “Học lý thuyết gắn với thực tiễn chiến đấu và cập nhật thực tiễn công tác của ngành” đã trở thành nguyên lý nhất quán trong giảng dạy của tất cả giáo viên.

Lấy phương châm “người học là trung tâm”, các khoa, bộ môn đã giảm 50% thời lượng lý thuyết, tăng cường thời gian cho các hoạt động sau giảng lý thuyết như thảo luận, xemina, thực tập viết báo cáo, đóng vai nghiệp vụ trinh sát. Phong trào NCKH của Học viện ANND phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; công tác NCKH tập trung vào các yêu cầu mang tính chiến lược của Đảng, nhà nước, của ngành và thực tiễn chiến đấu bảo vệ ANQG ở địa phương.

Các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và đề tài phối hợp với địa phương đều xuất phát từ yêu cầu bức xúc của thực tế công tác bảo vệ ANQG cần có lời giải đáp về lý luận và giải pháp thực tiễn. Chỉ tính từ năm 1993 đến năm 2015, sinh viên Học viện ANND đã tiến hành nghiên cứu 875 công trình; số công trình đạt giải các cấp là 568; số công trình đạt giải cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an là 90 công trình… Học viện cũng là trường CAND đầu tiên được cho phép đào tạo đại học chính quy hệ dân sự ngành Luật và Công nghệ thông tin từ năm học 2013 – 2014, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cung cấp cho xã hội.

Tham khảo thêm: Tệ nạn xã hội là gì

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ bổ sung Học viện ANND vào danh sách các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin theo Đề án 99 của Chính phủ.

Cũng trong năm 2014, Học viện trở thành thành viên chính thức thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA). Đặc biệt, cách đây gần 1 năm, ngày 26-6-2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 3969/QĐ-BCA-X11 công nhận Học viện ANND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của lực lượng Công an. Những dấu mốc này thêm một lần nữa cho thấy vị trí và uy tín của Học viện ANND, đồng thời tiếp tục khẳng định thương hiệu và đẳng cấp của “chiếc nôi” đào tạo hàng ngàn sỹ quan an ninh ưu tú…

Cùng Bkav đào tạo nhân lực an ninh mạng chất lượng cao

Chiều 14-6, tại Hà Nội, Học viện ANND và Công ty an ninh mạng Bkav đã ký thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp nghiên cứu khoa học nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, Bkav sẽ tư vấn cho Học viện ANND các giải pháp công nghệ khi triển khai Đề án 99 nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020. Đồng thời, hàng năm sẽ tổ chức cho sinh viên ngành công nghệ thông tin và an toàn thông tin tham gia thực hành môn học, thực tập ngắn hạn, dài hạn tại Bkav.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ xây dựng, triển khai các chương trình bồi dưỡng, đào tạo về an ninh mạng và các lĩnh vực liên quan; Tổ chức ngày hội hướng nghiệp cho sinh viên dân sự của Học viện; Cử chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm, uy tín và trình độ tham gia giảng dạy, báo cáo thực tế, báo cáo chuyên đề về an ninh mạng; Đưa các giải pháp công nghệ tiên tiến của Bkav vào trong chương trình đào tạo, tập huấn về an ninh mạng do Học viện ANND tổ chức.

Cũng trong khuôn khổ lễ ký kết, Bkav và Học viện ANND đã phát động sinh viên, nhân viên tham gia các diễn đàn do hai bên chủ trì như diễn đàn Hackerhat của Bkav, CLB NSC500 do Học viện ANND sáng lập. Ngoài ra, Bkav cũng đã trao học bổng cho các sinh viên Học viện ANND có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi về an toàn thông tin.

H.Thanh

Tham khảo thêm: Tội phạm về môi trường là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !