Mã số doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Với khái niệm trên và căn cứ Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:
Xem thêm: Mã doanh nghiệp là gì
– Được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Được có sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng mã số doanh nghiệp từ thời điểm này;
– Tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác;
– Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp cũng chấm dứt hiệu lực;
– Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
Mã số của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
Tìm hiểu thêm: Công ty niêm yết là gì
Đối với mã số của chi nhánh và văn phòng đại diện, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã có những quy định mới so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP trước đây, cụ thể:
Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.
Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
(Không quy định đồng thời là mã số thuế)
Bên cạnh đó, mã số của địa điểm kinh doanh vẫn được quy định là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.
Mã số doanh nghiệp có vai trò như thế nào?
Là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia BHXH của doanh nghiệp
Một trong những điểm mới trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp là tiến hành liên thông trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp cùng với việc khai trình sử dụng lao động, cấp mã số BHXH, đăng ký sử dụng hoá đơn. Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ:
Tìm hiểu thêm: Khái niệm về phá sản doanh nghiệp
“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.”
Như vậy, mã số doanh nghiệp được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính về thuế và BHXH liên quan đến doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ 04/01/2021, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ sử dụng mã số doanh nghiệp là mã số đơn vị tham gia BHXH. Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP chỉ quy định mã số doanh nghiệp là mã số thuế.
Được dùng để kiểm tra thông tin và giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.
Theo đó, mã số doanh nghiệp sẽ được các cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về lao động…sử dụng để hỗ trợ các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kiểm tra và giám sát quá trình kinh doanh cũng như nghĩa vụ đóng thuế của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thông qua mã số doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể xin cung cấp mã số doanh nghiệp để kiểm tra tình trạng pháp lý và các thông tin cơ bản của các doanh nghiệp khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thông tin đăng ký doanh nghiệp được cung cấp công khai, miễn phí trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ Cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp, trong đó có thông tin về mã số doanh nghiệp.
Tóm lại, mã số doanh nghiệp sẽ được cấp riêng cho mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập. Doanh nghiệp sử dụng mã số này để thực hiện các thủ tục về thuế và BHXH.
Tìm hiểu thêm: Khu tái định cư là gì