Đăng ký tạm trú là việc công dân thực hiện đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú.
Căn cứ pháp lý
Xem thêm: Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú
Luật Cư trú năm 2020
Thông tư 55/2021/TT-BCA
Nội dung chính
Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú
Hiện nay theo quy định tại Luật cư trú năm 2006 có quy định:
“Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.”
Như vậy có 02 trường hợp công dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:
– Thuộc trường hợp đăng ký thường trú;
– Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới 30 ngày.
Những trường hợp không được đăng ký tạm trú
Hiện nay, theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, có 02 trường hợp người dân không phải đăng ký tạm trú, bao gồm:
– Thuộc trường hợp đăng ký thường trú;
– Người đến sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác nơi đăng ký thường trú dưới 30 ngày.
Đối với người thuộc trường hợp đăng ký thường trú, không cần đăng ký tạm trú mà phải đăng ký thường trú với cơ quan có thẩm quyền.
Đối với người không thuộc trường hợp đăng ký thường trú cũng không thuộc trường hợp đăng ký tạm trú thì phải đăng ký lưu trú.
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú mới, lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày.
Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những gì?
Nhu cầu thay đổi nơi ở để thuận tiện cho học tập và công việc không còn là điều xa lạ. Mỗi công dân di chuyển đến địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn khác với địa phương đăng ký thường trú. Thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú năm 2020, về điều kiện để đăng ký tạm trú:
Điều 27. Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
Đọc thêm: Tải Mẫu giấy thông hành, giấy đi đường mùa covid
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, khi đủ các điều kiện để đăng ký tạm trú, cần phải tiến hành làm giấy đăng ký tạm trú tạm vắng.
Làm giấy tạm trú tạm vắng cần những giấy tờ gì?
Để thực hiện xin giấy đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương, cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Phiếu khai báo tạm vắng
- Trường hợp thuê nhà, mượn nhà hoặc ở nhờ cần có sự đồng ý bằng văn bản của người cho thuê, cho mượn.
- 02 Ảnh 3 x 4cm
- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn (nếu có vợ/chồng đăng ký kèm)
- Bản sao Giấy khai sinh con (nếu có con đăng ký kèm)
Làm giấy tạm trú tạm vắng có mất tiền không?
Bên cạnh vấn đề giấy tờ. Chi phí cũng là điều mà người thực hiện quan tâm khi làm giấy đăng ký tạm trú tạm vắng. Mức chi phí này đã được quy định rõ trong thông tư số 07/2008/TT-BTC
Theo thông tư số 07/2008/TT-BTC
1. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú. Tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
a) Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người. Nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 10.000 đồng/lần đăng ký;
b) Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 8.000 đồng/lần cấp;
Như vậy, với mức phí 100.000đ mà C/A nói như vậy là không đúng.
Khi nộp tiền, bạn có quyền được nhận Biên lai (đỏ) thu tiền.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục gia hạn tạm trú theo quy định hiện hành
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới theo quy định pháp luật hiện nay ra sao?
- Sinh viên thuê trọ đăng ký tạm trú thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: ”Những trường hợp cần giấy xác nhận tạm trú”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết. Vui lòng liên hệ ngay ở: 0967 370 488 Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tư vấn về vấn đề dịch vụ luật, giấy tờ hành chính, thủ tục giải thể công ty mới thành lập,…. hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Đọc thêm: Mẫu văn bản theo nghị định 30/2020/NĐ-CP mới hiện nay