Quy định gắn phù hiệu ô tô như thế nào và xin cấp phù hiệu ô tô ở đâu? Liên hệ ngay với BA GPS để được hỗ trợ cấp phù hiệu ô tô nhé!
Quy định gắn phù hiệu ô tô đã được ban hành từ lâu, thế nhưng nhiều chủ xe kinh doanh vận tải vẫn không nắm rõ quy định này. Dù là lý do gì đi chăng nữa việc không chấp hành quy định gắn phù hiệu ô tô cũng sẽ bị cơ quan chức năng, thanh tra giao thông xử phạt. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu một số quy định gắn phù hiệu ô tô cũng như cách thức xin cấp phù hiệu ô tô.
Xem thêm: Phù hiệu là gì
Nội dung chính
Một số quy định về gắn phù hiệu ô tô
Phù hiệu ô tô là gì?
Phù hiệu ô tô hay còn thường được gọi là tem xe là một loại giấy tờ bắt buộc mà các xe muốn kinh doanh vận tải phải có. Đây là một mẫu chứng nhận được Sở Giao thông Vận tải cấp, có thời hạn nhất định.
Mỗi loại xe kinh doanh vận tải sẽ có phù hiệu và thời hạn khác nhau. Ví dụ: XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, “XE BUÝT”, “XE TAXI”, XE HỢP ĐỒNG”, “XE CÔNG – TEN – NƠ”, “XE TẢI”, “XE TRUNG CHUYỂN. Phù hiệu ô tô được gắn ở trên kính chắn gió phía bên phải lái xe, là nơi dễ quan sát. Phù hiệu xe phải được bảo quản kỹ càng, không được phép tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu khác với thông tin so với lúc đăng ký phù hiệu.
Tham khảo thêm: Hình thức đầu tư là gì
Phù hiệu ô tô ở mỗi loại xe sẽ có tên gọi khác nhau
Phù hiệu xe có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của xe.
Quy định gắn phù hiệu ô tô được nêu rõ trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT.
Những loại xe nào phải gắn phù hiệu ô tô?
Quy định gắn phù hiệu ô tô áp dụng cho các đối tượng là xe kinh doanh vận tải, cụ thể như sau:
- Xe vận tải hành khách: Xe buýt, xe taxi, xe khách chạy tuyến cố định, xe chạy hợp đồng và xe du lịch;
- Xe vận tải hàng hóa: xe tải các loại, xe container, xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa,…
Tìm hiểu thêm: Công chức viên chức là gì
Như vậy xe không kinh doanh vận tải, hay chỉ sử dụng vì mục đích cá nhân, phục vụ nhu cầu nội bộ của doanh nghiệp thì không phải gắn phù hiệu.
Ô tô tải các loại là một trong những đối tượng phải chấp hành quy định gắn phù hiệu
Nếu vi phạm các quy định về gắn phù hiệu ô tô, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh việc xử phạt lái xe, chủ xe cũng sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng, doanh nghiệp vận tải có xe vi phạm bị phạt 12 đến 16 triệu đồng.
Quy định cấp phù hiệu ô tô như thế nào? Ở đâu hỗ trợ cấp phù hiệu ô tô?
Để được cấp phù hiệu ô tô, chủ phương tiện hoặc đơn vị kinh doanh vận tải cần chuẩn bị hồ sơ để nộp trực tiếp tại sở GTVT địa phương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện. Cụ thể:
- Giấy đề nghị cấp phù hiệu (theo mẫu).
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký.
- Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
Nếu bạn đang sử dụng sản phẩm giám sát hành trình, thiết bị định vị của BA GPS (Bình Anh) và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ cấp phù hiệu xe, hãy liên hệ với BA GPS qua hotline: 1900 6464 hoặc chat trực tiếp trên Fanpage: https://www.facebook.com/bagps.vn.
Tham khảo thêm: Thời điểm đủ 5 năm liên tục là gì