logo-dich-vu-luattq

Lỗi cố ý là gì ? Quy định pháp luật về lỗi cố ý

1. Khái niệm lỗi

Lỗi là điều sai sót, không nên, không phải trong cách cư xử, hành động trong đời số hàng ngày, theo đó, lỗi được đồng nhất với hành vi, tuy nhiên trong quan hệ pháp lý lỗi được nhìn nhân dưới góc độ trạng thái tâm lý.

Theo các sách báo pháp lý, Lỗi được định nghĩa là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức vô ý và cố ý.

Xem thêm: Cố ý là gì

Là mặt hình thức của lỗi, quan hệ tâm lý ở đây bao gồm yếu tố lý trí và ý chí. Hai yếu tố này thể hiện năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi của con người là yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hành vi của con người.

Nhìn chung định nghĩa này đã phản ánh chung nhất đặc điểm của yếu tố lỗi trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

2. Các hình thức lỗi

– Lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

– Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức dể mặc cho hậu quả xảy ra

– Lỗi vô ý vì quả tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

– Lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

3. Đặc điểm của lỗi

4. Khái niệm lỗi cố ý

Đọc thêm: Ngạch dự bị nghĩa vụ quân sự là gì

Lỗi cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội.

Lỗi cố ý là một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó, lỗi cố ý có tính nguy hiểm cao hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu:

1) Hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi);

2) Chủ thể ý thức được tính chất phạm tội của hành vi được thực hiện;

3) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tính chất phạm tội đó khi có điều kiện lựa chọn hành vị khác.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra theo Điều 364 Bộ Luật tố tụng dân sự.

Theo quy định tại điều 10, Bộ Luật hình sự 2015, quy định về Cố ý phạm tội như sau:

“ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

Đọc thêm: Trích lục đất là gì? Cách trích lục bản đồ địa chính đất đai

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”

5. Phân loại lỗi cố ý

Tại Điều 9 của BLHS, cố ý phạm tội bao gồm hai trường hợp:

5.1 Lỗi cố ý trực tiếp

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra. Để bị coi là có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội phải có đầy đủ ba điều kiện:

(1) Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (ví dụ: biết là cầm giao đâm vào người khác sẽ gây nguy hiểm cho người bị đâm, phóng nhanh vượt ẩu sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông…).

(2) Thấy trước hậu quả của hành vi đó (ví dụ: biết là cầm giao đâm người khác)

(3) Mong muốn hậu quả xẩy ra (ví dụ: mong muốn người bị đâm chết hoặc thương tích…).

5.2 Lỗi cố ý gián tiếp

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xẩy ra. Yếu tố lỗi cố ý gián tiếp khác với yếu tố lỗi cố ý trực tiếp ở điều kiện thứ ba. Tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xẩy ra. Ví dụ: anh A thấy B bị tai nạn sắp chết, tuy không mong muốn B chết nhưng A vẫn làm ngơ và bỏ đi vì đang bận có hẹn với bạn bè.

Ngoài cách chia chính thức lỗi cố ý như trên, loại lỗi này còn có thể được chia thành cố ý xác định và cố ý không xác định cũng như được chia thành cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất. Trong đó, cố ý xác định được hiểu là trường hợp, trong đó, hậu quả của tội phạm được xác định cụ thể trong ý thức người phạm tội. Ví dụ: Lỗi trong trường hợp lấy trộm một chiếc xe đạp cụ thể là lỗi cố ý xác định. Còn cố ý không xác định là trường hợp, trong đó, mức độ hậu quả không được xác định cụ thể trong ý thức người phạm tội. Ví dụ: Lỗi trong trường hợp lấy trộm một túi xách nhưng chưa biết cụ thể trong túi có gì là lỗi cố ý không xác định. Cố ý có dự mưu là trường hợp trong đó chủ thể đã có. sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Còn cố ý không có dự mưu là trường hợp trong đó chủ thể vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa kịp có sự cân nhắc kĩ.

Đọc thêm: Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên

6. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin trong hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !