logo-dich-vu-luattq

Thủ tục sang tên Sổ đỏ mới nhất năm 2022: Điều kiện, hồ sơ

Sang tên sổ đỏ là một trong những thủ tục đặc biệt quan trọng. Vì vậy, nếu bạn muốn nắm rõ về quy trình của thủ tục này, hãy đến ngay hướng dẫn các bước thủ tục sang tên sổ đỏ năm 2022 trong bài viết sau nhé.

Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những lần sang tên sổ đỏ, mà người thực hiện nó có thể là ba mẹ, người thân hoặc họ hàng. Song, bạn đã thực sự nắm rõ thủ tục này để có thể áp dụng khi cần thiết trong tương lai? Hãy cùng đến với bài viết sau để nắm rõ bạn nhé.

Tham khảo: Hướng dẫn thủ tục mua bán đất đai mới nhất năm 2022

Xem thêm: Thủ tục sang tên

1Tìm hiểu về sang tên Sổ đỏ

Sang tên Sổ đỏ được hiểu đơn giản là những thủ tục để đăng kí tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ dành cho đất), quyền sử dụng đất và tài sản liên quan với đất (gồm đất, nhà hay những tài sản liên quan đến đất).

Việc sang tên Sổ đỏ sẽ có 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Người nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng đất sẽ được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) mới do mình đứng tên.
  • Trường hợp 2: Người nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng đất không được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ) mới. Lúc này thông tin để chứng minh tặng cho, chuyển nhượng nhà đất sẽ được thể hiện ở trang 3 và 4 mà người nhận vẫn có đầy đủ quyền lợi.

Tìm hiểu về sang tên Sổ đỏTìm hiểu về sang tên Sổ đỏ

Tham khảo thêm: Thủ tục tách thửa, hợp thửa đất đai theo quy định mới nhất 2022

2Điều kiện sang tên Sổ

Điều kiện của bên chuyển nhượng, tặng cho đất

Dựa vào khoản 1 Điều 188 của Luật Đất đai 2013, người chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có đầy đủ những điều kiện sau:

  • Đất không tranh chấp.
  • Có đầy đủ giấy chứng nhận.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên.
  • Còn trong thời hạn sử dụng đất.

Điều kiện sang tên SổĐiều kiện sang tên Sổ

Điều kiện bên mua, tặng cho đất

Dựa vào điều 191 của Luật Đất đai 2013, người nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất phải không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau:

  • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Tham khảo thêm: Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu mới nhất năm 2022: Trình tự, lệ phí

3Các bước sang tên Sổ đỏ

Một trong những quy trình đặc biệt quan trọng có liên quan tới “sổ đỏ” là “sang tên sổ đỏ”. Trong đó bao gồm 3 bước chính.

Bước 1 Công chứng – chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho

Trong bước này, các giấy tờ cần chuẩn bị căn cứ theo điều 40 và điều 41 Luật Công chứng 2014 của các bên là:

Với bên bán/tặng/cho:

Với bên mua/ nhận:

Muốn sang tên sổ đỏ, bước đầu tiên là công chứng – chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho

Ngoài ra cả 2 bên còn có thể thỏa thuận, chuẩn bị thêm hợp đồng và phiếu yêu cầu công chứng (thường do bên mua điền theo mẫu đã quy định sẵn).

Bước 2 Kê khai nghĩa vụ tài chính

Với nghĩa vụ tài chính:

Tuy nhiên, các khoản phí/thuế có thể được hai bên mua – bán thỏa thuận về người nộp. Một số trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ thì vẫn cần phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí.

Các khoản phí/thuế có thể được hai bên mua – bán thỏa thuận về người nộp

Bước 3 Nộp hồ sơ sang tên

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thay đổi họ tên trong giấy khai sinh

Với hồ sơ sang tên, cần chuẩn bị:

Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Địa điểm nộp hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội

Về việc tiếp nhận giải quyết và trả kết quả:

4Tư vấn về sang tên Sổ đỏ cho bố khi mẹ mất

Theo quy định tại điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Nếu Mẹ mất nhưng không để lại di chúc phần tài sản đó sẽ được chia lại cho hàng thừa kế thứ nhất

Trong trường hợp Mẹ mất nhưng không để lại di chúc gì, phần tài sản đó sẽ được chia lại cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm con cái, chồng, ba mẹ ruột của mẹ và được chia phần bằng nhau.

Những giấy tờ bạn cần chuẩn bị để làm việc tại Phòng đăng ký đất đai thuộc Cơ quan tài nguyên môi trường cấp quận, huyện nơi có đất, gồm:

Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm: Lệ phí địa chính là 15.000 đồng/trường hợp; Lệ phí thẩm định tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp). Sau khi nộp đủ lệ phí sẽ được nhận sổ đỏ.

5Tư vấn về sang tên Sổ đỏ cho mẹ sau khi bố mất

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho mẹ khi bố mất mà không để lại di chúc sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1 Tổ chức họp gia đình và các thành viên thuộc diện thừa kể ký tên vào biên bản họp gia đình để đồng ý cho mẹ là người đứng tên Sổ đỏ.

Sau đó, người mẹ đem Sổ đỏ, giấy chứng tử của bố, giấy ủy quyền, bản sao sổ hộ khẩu, CMND/CCCD và biên bản họp gia đình đến UBND xã, phường, thị trấn hay văn phòng đăng kí đất đai để làm thủ tục.

Bước 2 Khai nhận thừa kế di sản bằng cách liên hệ phòng công chứng ở tỉnh, thành phố của nơi có tài sản để làm thủ tục.

Bước 3 Chuẩn bị hồ sơ sang tên Sổ đỏ gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký biến động.
  • 02 tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
  • 02 tờ khai lệ phí trước bạ.
  • Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
  • Văn bản thỏa thuận chia di sản thừa kế.
  • 01 bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân & Sổ hộ khẩu của mẹ bạn.
  • 01 bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Bước 4 Bạn nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí đất đai của huyện, thị xã, thành phố nơi có đất hoặc tại UBND xã nơi có đất.

Tư vấn về sang tên Sổ đỏ cho mẹ sau khi bố mấtTư vấn về sang tên Sổ đỏ cho mẹ sau khi bố mất

6Tư vấn sang tên Sổ đỏ cho con từ bố mẹ

Dưới đây là những thủ tục áp dụng cho việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở (bao gồm nhà và đất) dành cho bạn tham khảo:

Đọc thêm: Quy trình đăng ký logo độc quyền

Bước 1 Công chứng, chứng thực các hợp động cần thiết

Dựa vào Điều 40 luật Công chứng năm 2014 thì khi công chứng cần một số giấy tờ:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần sang tên.
  • Giấy tờ tùy thân của bố, mẹo và con như CMND, CCCD, hộ chiếu.
  • Sổ hộ khẩu (nếu con ra riêng có sổ hộ khẩu thì cần của cả người con).
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân.
  • Phiếu yêu cầu công chứng tại nơi công chứng.
  • Hợp đồng tại nơi công chứng soạn thảo.

Sau đó, bạn đem các loại giấy tờ có đầy đủ thông tin đến tại UBND xã, phường, thị trấn để công chứng.

Tư vấn sang tên Sổ đỏ cho con từ bố mẹTư vấn sang tên Sổ đỏ cho con từ bố mẹ

Bước 2 Khai thuế, lệ phí trước bạ và đăng kí biến động

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng kí biến động.
  • Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất đã công chứng.
  • Bản gốc Sổ đỏ đã cấp.
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
  • Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí trước bạ như: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con,…
  • Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.

Sau đó, nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí đất đai ở huyện, thị xã, quận, thành phố của tỉnh nơi mà bạn có đất hoặc bộ phận 1 cửa liên thông. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp tại UBND xã nơi có đất.

Cuối cùng là bạn chờ thời gian trả kết quả không quá 10 ngày kể từ khi hồ sơ hợp lệ. Riêng vùng sâu vùng xa là không quá 20 ngày.

Lưu ý: Bố mẹ tặng đất cho con được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, nhưng khi chuyển nhượng thì chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân.Bạn vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí dù được miễn thuế.Sau khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho thì trong vòng 30 ngày phải đến đăng kí sang tên Sổ đỏ, nếu không sẽ bị phạt tiền.

7Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục sang tên Sổ đỏ

Sang tên Số đỏ mất bao lâu?

Căn cứ vào khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian mà cơ quan Nhà nước thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản liên quan đến đất đai là không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

Tuy nhiên 10 ngày này sẽ không tính thời nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trong trường hợp ở xã miền núi, vùng sâu, vùng xa thì thười gian tối đa là 20 ngày.

Mua đất bằng hợp đồng không chứng thực có sang tên sổ đỏ được không?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013:

Hợp đồng mua bán Đất và tài sản gắn liền với Đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, hợp đồng chuyển quyền sử dụng Đất là hợp đồng yêu cầu phải tuân thủ việc công chứng hợp đồng mua bán tại cơ quan công chứng.

Nếu hợp đồng mua bán nhà Đất mà không công chứng thì là hợp đồng vô hiệu (không có hiệu lực).

Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục sang tên Sổ đỏNhững câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục sang tên Sổ đỏ

Mặt khác, khi thực hiện sang tên Sổ đỏ nhà Đất đã mua, bán mà không có hợp đồng công chứng thì không thể làm thủ tục sang tên được.

Không sang tên Sổ đỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất không thực hiện đăng kí biến động sẽ xử phạt tùy vào trường hợp như sau:

Ở khu vực nông thôn

  • Phạt từ 1-3 triệu đồng nếu trong vòng 24 tháng tính từ ngày quá thời hạn mà không đăng kí biến động.
  • Phạt từ 2-5 triệu đồng nếu quá 24 tháng tính từ ngày quá thời hạn mà không đăng kí biến động.

Ở khu vực đô thị

Mức xử phạt ở khu vực đô thị sẽ gấp 2 lần mức xử phạt so với từng trường hợp tương ứng với khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức cao nhất là 10 triệu đồng/lần.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về sổ đỏ cũng như các thủ tục, quy định có liên quan tới loại giấy này, từ đó, có thể hỗ trợ bạn trong tương lai. Đối với các quy trình giấy tờ tương đối phức tạp nên tốt nhất, bạn có thể mời luật sư để hỗ trợ mình trong quá trình này được suôn sẻ và chính xác nhất.

Bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch với khẩu trang chất lượng tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Tìm hiểu thêm: đăng ký người phụ thuộc là bố mẹ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !