logo-dich-vu-luattq

Thủ tục đổi họ cho con

Căn cứ quy định trên, chị gái của bạn có thể yêu cầu thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ.

Theo quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”; mặt khác, cháu bé hiện vẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Mặc dù chị gái bạn đã ly hôn với chồng và người chồng không muốn nuôi, cấp dưỡng cho con nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến quyền của người cha đối với đứa con chung. Do đó, nếu người chồng không đồng ý với việc thay đối họ cho con thì không thể thay đổi họ cho con của chị gái bạn từ họ cha sang họ mẹ.

Xem thêm: Thủ tục đổi họ cho con

Tham khảo thêm: Thủ tục cắt chuyển hộ khẩu khác tỉnh

Trong trường hợp người chồng có văn bản đồng ý với việc thay đối họ cho con thì chị gái của bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ. Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi. Vì con của chị gái bạn đã được 11 tuổi nên theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật dân sự, việc thay đổi họ cho cháu phải có được sự đồng ý của cháu bé này.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

2. Nhận con của chị gái bạn làm con nuôi để đổi họ cho cháu được không?

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập nhóm trẻ tư thục

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi thì một trong các điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi là phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi thì điều kiện này không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Vì bạn là cậu ruột của cháu bé nên bạn không cần phải thỏa mãn điều kiện hơn cháu từ 20 tuổi trở lên, chỉ cần bạn đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Luật Nuôi con nuôi thì bạn có thể đăng ký nhận con của chị gái bạn làm con nuôi. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 21 Luật nuôi con nuôi thì: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Con của chị gái bạn đã 11 tuổi nên nếu muốn nhận cháu làm con nuôi, bạn phải được sự đồng ý của cả cha, mẹ cháu và sự đồng ý của cháu.

Sau khi bạn nhận con gái của chị gái bạn làm con nuôi thì theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự và khoản 2 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ tên cho con nuôi trên 9 tuổi cũng phải được sự đồng ý của cháu bé.

Tìm hiểu thêm: Cách ghi tờ khai đăng ký lại khai sinh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !