logo-dich-vu-luattq

20 Lưu Ý Về Thuế TNCN Bạn Cần Nắm Từ Năm 2022

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những loại thuế mà người nộp thuế hết sức quan tâm hiện nay. Vì vậy, Kế toán Lê Ánh chia sẻ đến bạn đọc những lưu ý về thuế TNCN năm 2022

Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Thuế Chuyên Sâu

Xem thêm: Thuế tncn 2022

20 Lưu Ý Về Thuế TNCN Bạn Cần Nắm Được Từ Năm 2022

1. Điều Kiện Được Ủy Quyền Quyết Toán Thuế TNCN

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm dương lịch)

– Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thời điểm quyết toán thuế TNCN vẫn đang làm việc tại DN đó đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ 10% thuế TNCN nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.

– Cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do: Tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng 1 hệ thống thì cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới

Lưu ý:

– Cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN phải có MST cá nhân. (Nếu không có MST thì Lập Tờ khai quyết toán thuế TNCN trên phần mềm HTKK sẽ không kết xuất được).

– Tổ chức trả thu nhập chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức trả thu nhập, trừ trường hợp các doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh.

– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay ⇒ Phải theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

– Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.

– Năm nào cũng phải làm Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

»»»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp – 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

Tham khảo thêm: Kê khai thuế là gì? Trình tự các bước làm hồ sơ khai thuế

2. Đã ủy quyền quyết toán thì lưu ý phải tích vào chỗ ủy quyền trong phụ lục mẫu 05-1bk

(Lưu ý đối với người lao động ủy quyền bạn phải in giấy ủy quyền để họ ký)

3. Ủy quyền thì giảm trừ bản thân trọn 12 tháng (11 triệu đồng/tháng)

4. Nếu làm 2 nơi cùng 1 lúc (một thời điểm) thì giảm trừ cá nhân được 1 nơi: nên chọn nơi có thu nhập cao hơn đề giảm trừ

5. Người phụ thuộc thì giảm trừ theo số tháng kể từ phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mức giảm từ 4,4 triệu/tháng

6. Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đầy đủ và đúng hạn. Lưu ý đặc biệt trong năm có người lao động mới vào làm tại công ty, nếu họ có người phụ thuộc thì phải đăng ký lại như lần đầu

7. Nếu cá nhân tự đi quyết toán thì yêu cầu các doanh nghiệp đã khấu trừ thuế mình cung cấp chứng từ khấu trừ thuế để sau này được bù trừ số phải nộp hoặc hoàn

8. Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động

9. Nếu khi quyết toán thuế theo diện ủy quyền mà số thuế tính ra khi quyết toán nhỏ hơn số đã khấu trừ thì được giảm trừ lần nộp sau hoặc được hoàn nếu có yêu cầu

Lưu ý về thuế TNCN

10. Mẫu biểu kê khai phụ lục khi quyết toán:

– Nếu làm từ 3 tháng trở lên thì kê vào 05-1BK (giả sử ký hợp đồng dưới 3 tháng nhưng ký nhiều lần dẫn tới làm trên 3 tháng ⇒ kê vào mẫu 01, tham khảo CV 9611/CT-TTHT của TP HCM)

– Nếu cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký nhưng dưới 3 tháng thì kê vào mẫu 02 kể cả mức thu nhập thấp hơn 2 triệu

11. Nếu cá nhân có một khoản thu nhập vãng lai nơi khác mà chưa khấu trừ 10% (dù thu nhập dưới 2 triệu) thì cũng không thuộc diện được ủy quyền quyết toán

Tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022 từ tiền lương, tiền công

12. Quyết toán thuế theo số tiền thực nhận chứ không phải theo số hạch toán chi phí (ví dụ lương tháng 12/2020 mà chỉ trong tháng 1/2021 thì phần đó quyết toán cho năm 2021)

13. Về vấn đề làm cam kết thu nhập thì nên lưu ý điều kiện làm cam kết là duy nhất thụ nhập thuộc diện bị khấu trừ 10% đã nêu chứ không phải thu nhận duy nhất 1 nơi

14. Tiền ăn ca vượt 730.000 đồng/tháng thì khoản tiền vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế (phần tiền vượt sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân).

15. Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN vẫn phải làm tờ khai tạm tính.

16. Thuế TNCN kê khai tạm tính theo tháng hay theo quý mình cứ theo thuế GTGT. Nếu thuế GTGT kê khai theo tháng thì thuế TNCN kê khai theo tháng, nếu thuế GTGT kê khai theo quý thì thuế TNCN kê khai theo tháng hoặc quý

17. Nếu cho lương thực nhận (Net) thì cần phải xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi và tính ngược lên để xác định thu nhập tính thuế. Từ đó xác định số thuế TNCN

18. Không phải trường hợp nào không thuộc diện ủy quyền quyết toán cũng phải tự đi quyết toán.

19. Nếu cá nhân cư trú thì xác định thuế TNCN từ tiền công phạm vĩ toàn cầu, cá nhân không cư trú chỉ xác định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

20. Nếu cá nhân không cư trú thì cứ khấu trừ 20% trên tổng thu nhập mà công ty chỉ cho họ.

Các bạn cân nhắc vấn đề này nếu trong công ty có người lao động nước ngoài thì xem họ đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú hay không nhé.

Tham khảo thêm:

  • Phần Mềm Hỗ Trợ Kê Khai Thuế Mới Nhất
  • Cách Tính Thuế TNCN Đối Với Thu Nhập Từ Đầu Tư Vốn
  • Cách tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến từng phần
  • Quy Đổi Thu Nhập Chịu Thuế TNCN Ra Đồng Việt Nam
  • Các Khoản Thu Nhập Chịu Thuế TNCN mới nhất

Trên đây là Kế toán Lê Ánh đã tổng hợp những lưu ý về thuế TNCN mà kế toán cần nắm được từ năm 2022. Mong rằng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn có một kỳ quyết toán thuế thành công!

Kế toán Lê Ánh – Nơi đào tạo hàng đầu các khóa học nguyên lý kế toán, khóa học kế toán tổng hợp thực hành và khóa học kế toán thuế chuyên sâu. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các khóa học kế toán online tương tác trực tiếp với giảng viên nếu ở xa địa điểm học.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0967 370 488 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Tìm hiểu thêm: Tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định mới nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !