Nội dung chính
Đất CLN là đất gì?
Căn cứ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì đất CLN là đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất trồng cây lâu năm được thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính với mã đất CLN nên thường được gọi là đất CLN.
Mục đích sử dụng đất CLN là gì?
Căn cứ vào Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thì ký hiệu loại đất CLN là đất trồng cây lâu năm. Loại đất này được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định, bao gồm :
Xem thêm: Loại đất ont cln
– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Lưu ý: Nếu đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
Đất CLN là đất trồng cây lâu năm
Đất CLN có được xây nhà không?
Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định các nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Theo quy định trên, chủ sở hữu phải sử dụng đất đúng mục đích theo quy định. Mục đích sử dụng đất CLN trồng cây lâu năm nên không thể xây nhà trên loại đất này. Nếu chủ mảnh đất muốn xây dựng nhà ở thì phải làm đơn xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được xây dựng nhà ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Lưu ý:
– Không phải trường hợp nào làm đơn xin phép thì cũng được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở vì nó còn phụ thuộc vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 52, Luật đất đai 2013:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Theo quy định tại Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất ở (OTC) là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận. Vì vậy, để xây dựng nhà trên đất trồng cây lâu năm phải làm thủ tục chuyển đổi loại đất này sang đất ở.
Tìm hiểu thêm: đất nông nghiệp bao nhiêu m2 được tách sổ
Xem thêm: 3 cách kinh doanh đất đai hiệu quả dành cho các nhà đầu tư.
Đất CLN không thể xây nhà được
Hướng dẫn chuyển đổi đất CLN sang đất ở để xây nhà
Để được phép xây nhà thì cá nhân, hộ gia đình phải làm đơn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Thủ tục và quy trình thực hiện như sau:
Thủ tục
Hồ sơ cần chuẩn bị khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại Khoản 1, Điều 6, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Cá nhân, hộ gia đình chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn trên và nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mảnh đất muốn chuyển đổi tọa lạc >> Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Giải quyết yêu cầu của người làm đơn.
Lưu ý: Cơ quan thế sẽ gửi thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng). Nhận được thông báo bạn nhanh chóng nộp tiền đúng hạn.
Bước 3: Nhận kết quả.
Bạn sẽ nhận được kết quả đồng ý hoặc từ chối chuyển đổi trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Lưu ý: Thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, lễ, tế và khoảng thời gian mà người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.
Bước 4: Sau khi đất trồng cây lâu năm được chuyển đổi thành đất ở, bạn có thể xây dựng nhà ở theo quy định.
Quy trình chuyển đổi đất CLN sang đất ở để xây nhà
Cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển đất CLN sang đất ở
Căn cứ Điểm b, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất quy định như sau:
“Điều 5. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất
Tham khảo thêm: Biển quảng cáo mua bán nhà đất
…
2. Đối với hộ gia đình, cá nhân
Tham khảo thêm: Biển quảng cáo mua bán nhà đất
…
b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Theo quy định trên, công thức tính số tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích từ đất nông nghiệp (trong đó có đất CLN) sang đất ở như sau:
Tiền sử dụng đất = Tiền sử dụng theo giá đất ở – Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp
Ví dụ:
Anh Hoàng muốn chuyển đổi 100m2 từ đất trồng xoài sang đất ở. Trong đó:
- Giá đất ở theo bảng giá đất tại vị trí mảnh đất của anh Hoàng là 3.000.000 đồng/m2
- Giá đất nông nghiệp (gồm có đất trồng cây lâu năm) là 200.000 đồng/m2.
Ta có:
- Tiền sử dụng theo giá đất ở của mảnh đất đó là: 100 x 3.000.000 = 300.000.000 đồng
- Tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp của mảnh đất đó là: 100 x 200.000 = 20.000.000 đồng
>> Vậy số tiền anh Hoàng phải nộp là: 300.000.000 – 20.000.000 = 280.000.000 đồng
Quy định về bảng giá đất CLN
Bảng giá đất CLN do ai ban hành?
Căn cứ Khoản 1 Điều 114, Luật Đất đai 2013, bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần dựa vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất. Trước khi ban hành bảng giá đất thì UBND cấp tỉnh xây dựng bảng giá và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.
Bảng giá đất dùng để làm gì?
Căn cứ Khoản 2, Điều 114, Luật đất đai 2013, bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân
- Tính thuế sử dụng đất
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Bảng giá đất CLN tại một số khu vực
Bảng giá đất CLN sẽ phụ thuộc vào từng khu vực và được điều chỉnh định kỳ 5 năm một lần. Khách hàng có thể tham khảo bảng giá đất CLN lại một số khu vực như sau:
- Bảng giá đất CLN tại Hà Nội.
- Bảng giá đất CLN tại Hồ Chí Minh.
- Bảng giá đất CLN tại Bắc Ninh.
Bảng giá đất CLN
Một số khái niệm liên quan đến đất CLN
Đất nền CLN là gì?
Đất nền CLN là loại đất nền dùng để trồng cây lâu năm. Về bản chất, đất nền là loại đất chưa có bất kỳ tác động nào của con người và máy móc. Tuy nhiên, sau khi đất nền được giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng mà mục đích sử dụng được xác định là đất trồng cây lâu năm thì sẽ không thể tránh khỏi việc đào, lấp… Vì vậy, đất sau khi đưa vào trồng cây sẽ không còn gọi còn gọi là đất nền nữa.
Loại đất ONT + CLN là gì?
ONT là ký hiệu của đất ở tại nông thôn thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Còn CLN là là đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Như vậy, ONT và CLN là 2 loại đất riêng biệt, không cùng chung mục đích sử dụng.
Đất quy hoạch CLN là gì?
Đất quy hoạch CLN là mảnh đất đã được phân bổ và khoanh vùng theo không gian sử dụng để trồng cây lâu năm. Việc quy hoạch sử dụng đất CLN trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của ngành trồng trọt với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Như vậy đất CLN là ký hiệu của đất trồng cây lâu năm. Chủ sở hữu không thể xây dựng nhà ở trên loại đất này nếu đất chưa được cấp phép chuyển đổi sang đất ở.
Tìm hiểu thêm: Mua nhà đứng tên đồng sở hữu sẽ gặp những khó khăn nào?