Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ được diễn ra khi người vay ngân hàng không còn khả năng thanh toán và ngân hàng sẽ thu hồi số nợ không thanh toán được bằng cách xử lý tài sản đảm bảo mà người đó dùng để bảo đảm khi vay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc thông tin về quy trình xử lý TÀI SẢN BẢO ĐẢM để thu hồi nợ của Ngân hàng để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm: Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng
Xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Nội dung chính
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Điều 299 BLDS 2015 và Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định các trường hợp “xử lý tài sản bảo đảm” như sau:
- Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Bên có nghĩa vụ vi phạm điều kiện thỏa thuận thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền được xử lý tài sản.
- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
- Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Quy trình thu hồi tài sản bảo đảm
Thu hồi tài sản bảo đảm
>> Xem thêm: Cách Thu Hồi Công Nợ Khi Đối Tác Bị Vỡ Nợ
Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:
- Lý do xử lý tài sản.
- Nghĩa vụ được bảo đảm.
- Mô tả tài sản.
- Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Giao tài sản bảo đảm để xử lý
Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Xử lý tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của Điều 303 như sau:
Tìm hiểu thêm: Quy trình thủ tục đổi màu sơn xe máy chính chủ, không chính chủ
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm
Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
- Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thế chấp tài sản với ngân hàng
Vai trò của Luật sư hỗ trợ trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn
- Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ.
- Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời.
- Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
- Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan.
- Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ.
- Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ.
- Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định.
>> Xem thêm: Thủ Tục Nhờ Luật Sư Bảo Vệ Quyền Lợi Khi Bị Ngân Hàng Khởi Kiện Đòi Phát Mãi Tài Sản Thế Chấp
Trên đây là vài viết của chúng tôi về vấn đề “Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của Ngân hàng”. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hoặc có các câu hỏi liên quan cần được giải đáp, vui lòng gọi đến HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự miễn phí và hỗ trợ tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Scores: 4.53 (54 votes)
Đọc thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng