logo-dich-vu-luattq

Xuất khống hóa đơn đầu ra

Những sai sót trong quá trình xuất hóa đơn có thể dẫn tới thiệt hại tiền bạc nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Để tránh tối đa rủi ro, bạn hãy xem ngay các trường hợp xuất hóa đơn sai quy định thường thấy cùng mức phạt đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!

xu phat xuat hoa don

Xem thêm: Xuất khống hóa đơn đầu ra

>> Top 3 công nghệ lên ngôi tại phòng kế toán trong thời bình thường mới

1. Xử phạt xuất hóa đơn viết thiếu nội dung

Khoản 1, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định mức tiền phạt là 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hóa đơn viết thiếu các mục bắt buộc theo luật, trừ các trường hợp sau:

+ Hóa đơn đó không bắt buộc phải ghi đủ các mục theo quy định trong Thông tư 39/2014-TT/BTC. (Trường hợp 1)

+ Đơn vị xuất hóa đơn viết thiếu nội dung theo quy định nhưng đã tự phát hiện và điều chỉnh lại các mục còn thiếu theo đúng quy định. (Trường hợp 2)

– Phạt cảnh cáo nếu doanh nghiệp viết thiếu các mục bắt buộc phải có theo luật (Không tính nếu đó là trường hợp 1) nhưng các mục thiếu này không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.

Tại Thông tư 10/2014/TT-BTC, Điều 11, Khoản 3 có quy định mức phạt cụ thể cho từng trường hợp như sau:

2. Xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Đọc thêm: Hóa đơn đỏ là gì? Cách thức và các LƯU Ý PHẢI BIẾT khi đặt in

– Mức tiền phạt là 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với các hành vi sai thời điểm quy định trong Thông tư 39/2014-TT/BTC.

– Tuy nhiên, nếu các hành vi này không làm trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ thì tổ chức, cá nhân sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.

>> Xem ngay thời điểm xuất hóa đơn đúng quy định

3. Xử phạt xuất hóa đơn không theo số thứ tự từ số bé đến lớn

– Mức tiền phạt là 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với việc xuất hóa đơn không theo số thứ tự từ số bé đến lớn.

– Tổ chức, cá nhân phải lập hóa đơn liên tục từ số bé đến số lớn theo đúng chỉ dẫn trong Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.

– Nếu việc tạo hóa đơn liên tục từ số bé đến số lớn và quyển có số bé lại dùng sau, nhưng doanh nghiệp đã kịp hủy/không dùng quyển có số bé hơn đó thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.

4. Xử phạt nếu nếu ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế lại xảy ra sau ngày được viết trên hóa đơn

– Mức phạt tiền là 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế lại xảy ra sau ngày được viết trên hóa đơn đó.

– Tuy nhiên, nếu hành vi này xảy ra nhưng doanh nghiệp đó đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày viết trên hóa đơn thì chỉ bị phạt cảnh cáo.

5. Xử phạt xuất hóa đơn nhưng không giao cho người mua

Tìm hiểu thêm: Hóa đơn trên 20 triệu thanh toán tiền mặt

– Mức phạt tiền là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu người mua không được người lập hóa đơn giao hóa đơn cho, trừ khi trên hóa đơn viết rõ hóa đơn được lập theo bảng kê hoặc người mua không lấy hóa đơn hoặc.

6. Xử phạt không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ

– Mức phạt tiền là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu tổ chức, cá nhân không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ.

7. Xử phạt xuất sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật

– Mức phạt tiền là từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu hóa đơn bị lập sai loại và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.

– Tuy nhiên, nếu hành vi này xảy ra nhưng sau đó bên mua và bên bán đã phát hiện và lập lại đúng loại hóa đơn theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra và không gây ảnh hưởng tới việc xác định nghĩa vụ thuế thì sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.

>> Clariant: Tự động hóa 50% hóa đơn và loại bỏ 40.000 bản in mỗi quý nhờ RPA

8. Xử phạt xuất hóa đơn khống

8.1 Khái niệm hóa đơn khống

Hóa đơn khống được hiểu là hóa đơn có một bộ phận nội dung hoặc toàn bộ nội dung không có thật. Lập hóa đơn khống để sử dụng là một hành vi trái với Pháp luật Việt Nam.

8.2 Xử phạt xuất hóa đơn khống

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 33, Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, mức phạt tiền đối với hành vi xuất hóa đơn khống là từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Nắm rõ quy định về trường hợp vi phạm cùng mức phạt sẽ là chìa khóa giúp bạn xử lý đầu việc xuất hóa đơn một cách nhanh gọn và chính xác. Đón chờ những bài viết sau của UBot nhé!

UBot là sản phẩm được phát triển bởi akaBot – FPT Software, đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm Tự động hóa vận hành (RPA) trên nền tảng đám mây giúp doanh nghiệp tiết kiệm 40% chi phí vận hành và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn. Sản phẩm tự động xử lý hóa đơn UBot Invoice hiện có gần 200 khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam, đọc, xử lý trên 5,000 hóa đơn trực tuyến mỗi ngày. Nếu như trước đây, để xử lý 1,000 hóa đơn, doanh nghiệp cần 3 kế toán làm việc trong nhiều ngày, thì nay với UBot Invoice, phòng kế toán chỉ cần 15 phút để hoàn thành.Với mỗi quy trình của Doanh nghiệp, chúng tôi có một UBot phục vụ.Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ: Email: support@akabot.com | Hotline: 0967 370 488

>> Sử dụng UBot Invoice ngay, nhận ưu đãi liền tay!

Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn GTGT mới nhất năm 2017

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !