logo-dich-vu-luattq

Xóa án tích trong luật hình sự 2015

Xóa án tích cho người bị kết án là một trong những nội dung quan trọng của Luật Hình sự Việt Nam. Đây là một trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị kết án vì trong một số trường hợp nếu người phạm tội đã bị kết án, […]

Xóa án tích cho người bị kết án là một trong những nội dung quan trọng của Luật Hình sự Việt Nam. Đây là một trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị kết án vì trong một số trường hợp nếu người phạm tội đã bị kết án, thuộc trường hợp có án tích nhưng chưa được xóa là một trong những cơ sở để định tội; để xem xét tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt trong một số tội phạm hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cơ bản chế định xóa án tích cho người bị kết án theo hướng mở rộng đối tượng được xóa án tích hoặc được coi là chưa có án tích, nhân đạo, khoan hồng đối với người bị kết án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng đồng, sớm ổn định để làm ăn, sinh sống. Cụ thể:

Xem thêm: Xóa án tích trong luật hình sự 2015

– Khoản 1 Điều 69 Bộ luật hình sự 2015 đã điều chỉnh định nghĩa về người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và bỏ đi quy định về việc phải “được Tòa án cấp giấy chứng nhận” như trong BLHS trước đây. Với quy định mới này, BLHS năm 2015 đã giải quyết được những khó khăn đối với người chấp hành xong bản án; rút bớt các thủ tục, đồng thời chuyển trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích của người bị kết án sang cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (khoản 4 Điều 70)

– Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 quy định rõ 05 trường hợp người bị kết án không bị coi là có án tích. Đó là: (1) Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng; (2) Người được miễn hình phạt; (3) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì; (4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; (5) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Như vậy, Bộ luật hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng xác định mang án tích so với trước đây. Theo đó, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ khi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và bị áp dụng hình phạt mới phải mang án tích và đối với họ được áp dụng hình thức xóa án tích đương nhiên. Đối với người đã thành niên thì họ phải mang án tích trong trường hợp bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị kết án do lỗi cố ý về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự

– Khoản 2 Điều 70 quy định giữ nguyên thời hạn 01 năm để được xóa án tích đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; nhưng rút ngắn thời hạn để được xóa án tích theo hướng còn 02 năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 03 năm đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm và 05 năm đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Đồng thời, quy định rõ hơn đối với trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xoá án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hiệu thi hành bản án người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn (a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; (b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; (c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; (d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm (Khoản 2 Điều 107).

– Thời hạn xóa án tích được tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc khi hết thời hiệu thi hành bản án. Đây là quy định mới và có lợi người cho người bị kết án trong cách tính thời hạn xóa án tích trong Bộ luật Hình sự năm 2015 vì theo quy định trước đây thì thời hạn xóa án tích được tính khi người phạm tội chấp hành xong bản án.

Ngoài ra, trong thời hạn xóa án tích thì người bị kết án không được thực hiện hành vi phạm tội mới. Tội phạm mới này có thể là bất kỳ loại tội phạm nào cũng như có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Nếu như người bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành (khoản 2 Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015).

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71): được áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện:

Đọc thêm: Thù lao của luật sư trong vụ án hình sự

+ Tòa án quyết định xóa án tích căn cứ vào tính chất tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án.

+ Thời hạn xóa án tích theo quyết định của Tòa án được xác định là từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn: (a) 01 năm nếu bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; (b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; (c) 05 năm nếu bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm, (d) 07 năm nếu bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn trên thì thời hạn được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Đối với trường hợp người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm mới được xin xóa án tích; bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì sau 02 năm mới được xin xóa án tích.

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt (Điều 72): người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật hình sự 2015.

Chu Văn Quang/Vkshanoi.gov.vn

Đọc thêm: Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !