logo-dich-vu-luattq

Ví dụ các hình thức thực hiện pháp luật

Hiện nay, thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức như sau: Tuân thủ pháp luật; Thi hành (chấp hành) pháp luật; Sử dụng (vận dụng) pháp luật; Áp dụng pháp luật.

1. Về khái niệm

Xem thêm: Ví dụ các hình thức thực hiện pháp luật

Tuân thủ pháp luật: Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm.

Thi hành pháp luật: Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

Sử dụng pháp luật: Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép.

Áp dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.

2. Về bản chất

Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.

Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.

Sử dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.

Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định mới năm 2022 ? Điều kiện kết hôn là gì ?

Áp dụng pháp luật: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật -> Mang tính quyền lực nhà nước. Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”.

3. Về chủ thể thực hiện

Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.

Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể.

Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể.

Áp dụng pháp luật: Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Về hình thức thực hiện

Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán. Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Sử dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

Tìm hiểu thêm: Khoản 1 điều 173 bộ luật hình sự

Áp dụng pháp luật: Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

5. Về tính bắt buộc thực hiện

Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Áp dụng pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

6. Ví dụ

Tuân thủ pháp luật: Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm. Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.

Thi hành pháp luật: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.

Sử dụng pháp luật: Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền. Khi đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.

Áp dụng pháp luật: Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của A. Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”.

Tìm hiểu thêm: Hệ thống pháp luật và ngành luật là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !