logo-dich-vu-luattq

LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH

tội chiếm đoạt đất đai

Tình trạng chiếm đoạt đất đai đang diễn ra phức tạp và phổ biến trong xã hội, gây ra những ảnh hưởng và rất nhiều tổn thất đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến vấn đề nhức nhối này. Để can thiệp và có những biện pháp xử lý bảo vệ quyền lợi cho mọi người có quyền sử dụng đất, pháp luật có những quy định nào?

Chúng ta cùng đi qua từng phần để hiểu rõ hơn về hành vi này:

Xem thêm: Tội chiếm đoạt đất đai

Thế nào là chiếm đoạt đất đai?

Chiếm đoạt đất đai là hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái quy định của pháp luật thuộc quyền quản lý, sở hữu của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.

Chiếm đoạt đất đai là hành vi phạm pháp, trái với quy định của pháp luật, bị nghiêm cấm theo quy định tại điều 12 của Luật đất đai năm 2013. Hành vi lán đất, chiếm đất của người khác là xâm phạm đến quyền tài sản của cá nhân, tổ chức và quản lý hành chính Nhà nước.

Để nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề Đất đai khi bị người khác lấn chiếm, ta cần tìm hiểu sâu rộng hơn các văn bản pháp luật, hướng xử lý và các quy trình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.

Trong đó, tại Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nêu rõ:

(i) Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không đươc cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

(ii) Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc trong các trường hợp sau đây:

Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc sử dụng đất có chủ đích mà không trong phạm vi cho phép của pháp luật, hoặc vi phạm Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 của Luật đất đai về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vi phạm lấn đất, chiếm đoạt đất đai. Mọi hành vi xâm lấn đất đai cần được sử lý nghiêm, đúng quy trình và đúng với quy định của pháp luật, giúp cho việc căn cứ giữa sổ sách, giấy tờ đối với thực tiễn được minh bạch, rõ ràng.

Quy định của pháp luật về tội chiếm đoạt đất đai

Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (Điều 228)

Theo điều 228, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cấu thành tội phạm cho tội chiếm đoạt đất đai

Chủ thể tội chiếm đoạt đất đai

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.3.2 Khách thể tội chiếm đoạt đất đai

Hành vi phạm tội chiếm đoạt đất đai xâm phạm đến chế độ quản lý và sử dụng đất đai của nhà nước

Mặt chủ quan tội chiếm đoạt đất đai

Người phạm tội chiếm đoạt đất đai thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

Mặt khách quan tội chiếm đoạt đất đai

Có một trong các hành vi lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất, sử dụng đất trái quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai:

  • Lấn chiếm đất được hiểu là việc tự chuyển dịch cột mốc giới sang đất của người khác hoặc đất công cộng để mở rộng diện tích đất của mình. Cũng được coi là lấn chiếm đất trong trường hợp đất do nhà nước tạm giao hoặc cho mượn trong thời gian thi công công trình sau đó không trả lại đất hoặc việc sử dụng đất của người khác, đất công cộng mà không được pháp luật cho phép.

  • Chuyển quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Được hiểu là chuyển quyền (bao gồm các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn) sử dụng đất cho người khác khi không đủ điều kiện chuyển quyền, hay cấm chuyển nhượng.

  • Sử dụng đất trái quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Là trường hợp người sử dụng đất đã không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật về sử dụng đất.

Tìm hiểu thêm: Chuyển mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở

Phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi nêu trên hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Trường hợp không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm tội chiếm đoạt đất đai như nêu ở trên, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự

Người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà vẫn thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Hành vi lấn chiếm đất;
  • Hành vi chuyển quyền sử dụng đất;
  • Hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
tội chiếm đoạt đất đai
tội chiếm đoạt đất đai

Hình phạt cho tội chiếm đoạt đất đai

Hình phạt chính

Theo quy định tại Điều 228 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, phạm tội chiếm đoạt đất đai có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Nếu bạn lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Nếu bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội chiếm đoạt đất đai có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Việc xác định hình phạt cụ thể khi phạm tội đối với người không nắm chắc các kiến thức pháp luật, không có nhiều kinh nghiệm trong xét xử các vụ án hình sự là việc không hề đơn giản.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Do đó, để xác định đúng nhất hình phạt áp dụng, bạn nên tìm đến những văn phòng luật sư hay công ty luật uy tín hoặc những Luật sư có kinh nghiệm dày dặn, điển hình như Luật Trần và Liên Danh

Tại công ty của chúng tôi, các Luật sư đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực giải quyết các vụ án hình sự. Thậm chí, có những Luật sư từng có thời gian là Thẩm phán, là người ra quyết định hình phạt cho những vụ án trên thực tế.

Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày … tháng… năm 20 …

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai của …… )

Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ………

VIỆN KIỂM SÁT ………………………………

Họ và tên tôi: ……………… Sinh ngày: …………………

Tìm hiểu thêm: Sổ xanh là gì, có nên mua đất sổ xanh?

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: …./…../20……. Nơi cấp: Công an tỉnh………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………….………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: …………………… Sinh ngày: ………………………

Tìm hiểu thêm: Sổ xanh là gì, có nên mua đất sổ xanh?

Chứng minh nhân dân số: …………………………………

Ngày cấp: ………………… Nơi cấp: ………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………

Vì anh …… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt đất đai của tôi gồm ……………………………………………..……

Sự việc cụ thể như sau:

………………………………………………………………………………………………………………………………..……

……………………………………………………………………………………………………………………..………………

……………………………………………………………………………………………………………………..………………

………………………………………………………………………………………………………………..……………………

Tham khảo nội dung bài viết có liên quan: Lấn chiếm đất của hàng xóm

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh/Chị ………… đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt đất đai nói trên.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, Anh/Chị …… đã chiếm đoạt là có giá trị là …… triệu đồng của tôi.

Hành vi của Anh/Chị ………… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt đất đai” – qui định của Bộ luật hình sự năm 2015 tại khoản … Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh … Kính đề nghị Qúy cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh …… về hành vi lừa đảo chiếm đoạt đất đai.

– Buộc anh ……… phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Các hồ sơ kèm theo

Người nộp đơn tố cáo cần chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau để tăng tính xác thực cho vụ việc của mình tố cáo:

(i) Sổ hộ khẩu người tố cáo (bản sao y);

(ii) Chứng minh nhân dân người tố cáo (bản sao y);

(iii) Các bằng chứng về hành vi của nhóm đối tượng thực hiện hành vi chiếm đoạt đất đai (video, tin nhắn đe dọa, hình ảnh kèm theo, người làm chứng,…);

(iv) Văn bản thể hiện tình trạng hiện tại của tài sản bị ảnh hưởng do hành vi chiếm đoạt đất đai gây ra (giá trị, mức độ tổn thất,…)

(v) Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, hàng xóm láng giềng, cơ quan chức năng (UBND huyện/phường, xã,…) xác thực cho việc tồn tại hành vi chiếm đoạt đất đai.

Trên đây là một số nội dung về tội chiếm đoạt đất đai, nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai mới nhất 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !