logo-dich-vu-luattq

Tình huống giải quyết tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, đa phần người dân vẫn còn lúng túng vì không biết phải giải quyết thế nào? Trình tự thủ tục ra sao? Đến đâu để giải quyết. Dưới đây là một số tình huống tranh chấp đất đai và hướng dẫn gải quyết.

Xem thêm: Tình huống giải quyết tranh chấp đất đai

Khởi kiện tranh chấp đất đai có bắt buộc hòa giải ở UBND xã?

Hòa giải tự nguyện và hòa giải tại cơ sở là hình thức hòa giải được Nhà nước khuyến khích khi xảy ra tranh chấp. Theo đó, trường hợp các bên không thể tự hòa giải thì gửi đơn đến UBND xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (Điều 202 Luật Đất đai 2013).

Mặc khác, theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định rõ, với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa đủ điều kiện để khởi kiện.

Như vậy, trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai, nếu bạn muốn khởi kiện tại Tòa án thì trước tiên cần tiến hành hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp theo trình tự, thủ tục quy định.

Do đó, việc Tòa án từ chối thụ lý đơn khởi kiện của bạn là hoàn toàn có căn cứ.

Cũng cần lưu ý, điều kiện này không áp dụng với tranh chấp liên quan đến đất đai (giao dịch mua bán đất, thừa kế quyền sử dụng đất,… ). Nói một cách dễ hiểu, với tranh chấp liên quan đến đất đai thì không bắt buộc hòa giải tại UBND xã mà bạn có thể khởi kiện luôn tại tòa án.

tinh huong tranh chap dat dai

Tình huống tranh chấp đất đai và cách giải quyết (Ảnh minh họa)

Trưởng thôn có được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu?

Đọc thêm: Đất ở là gì? Có nên đầu tư đất ở trong năm nay?

Điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014 nêu rõ: Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.

Khi có phát sinh tranh chấp đất đai, các bên có thể lựa chọn tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở.

Theo Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở 2013, hòa giải ở cơ sở (ở thông, tổ dân phố) là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

Đồng thời, theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được (tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở) thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Như vậy, theo các căn cứ trên có thể thấy:

– Tổ hòa giải tại thôn, tổ dân phố có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai khi nhận được yêu cầu;

– Trường hợp không hòa giải được tại cơ sở thì các bên làm đơn đề nghị hòa giải tại UBND xã nơi có đất tranh chấp.

Do đó, việc Tổ trưởng Tổ hòa giải từ chối hòa giải tranh chấp đất đai và hướng dẫn người dân gửi đơn để nghị đến UBND xã là không đúng với quy định pháp luật.

Tổ chức hòa giải, các bên vắng mặt lần 2 thì giải quyết ra sao?

Tìm hiểu thêm: Anh em họ hàng bán đất cho nhau có phải nộp thuế?

Vấn đề này đã được làm rõ tại điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, theo đó việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Do vậy, nếu đến lần hòa giải thứ hai mà ông K tiếp tục vắng mặt thì được coi là hòa giải không thành. Khi đó, bà H có quyền thực hiện tiếp các thủ tục đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan có thẩm quyền.

Cụ thể, trường hợp các bên hòa giải tại UBND xã mà không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau (theo Điều 203 Luật Đất đai 2013):

– Tòa án nhân dân giải quyết: Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

– Trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp sau:

+ Các bên tranh chấp thực hiện việc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện;

+ Các bên tranh chấp thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trên đây là giải đáp về tình huống tranh chấp đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Hiện nay, tranh chấp đất đai và cách giải quyết thế nào?

Đọc thêm: Thu hồi đất đê la thành

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !