logo-dich-vu-luattq

Tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao nhiêu

Trong khi gia đình là tế bào của xã hội, gia đình bền vững, hạnh phúc thì xã hội mới ổn định và phát triển thì tình trạng ly hôn lại đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các gia đình trẻ của Việt Nam hiện nay. Như tại Thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 2019 cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.

Theo đó các vấn đề đặt ra trong quá trình ly hôn được nhiều người quan tâm, tìm hiểu trong đó có quy định về án phí, tiền tạm ứng án phí khi làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây đội ngũ chuyên gia, luật sư của Luật Dương Gia sẽ giúp các bạn nắm rõ những quy định hiện hành về án phí và tiền tạm ứng án phí. Hy vọng các bạn sẽ nắm được quy định của pháp luật một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Xem thêm: Tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao nhiêu

an-phi-ly-hon-tien-tam-ung-an-phi-ly-hon-theo-quy-dinh-la-bao-nhieu

Tư vấn quy định về án phí ly hôn, tiền tạm ứng án phí ly hôn trực tuyến: 1900.6568

1. Án phí ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay án phí ly hôn được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về miễn, giảm, thu, nộp án phí như sau:

– Thuận tình ly hôn:

Trường hợp thuận tình ly hôn tức ly hôn không có giá ngạch thì án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng.

Đơn phương ly hôn:

Trường hợp đơn phương ly hôn phân chia tài sản, tức ly hôn có giá ngạch thì án phí ly hôn được tính như sau:

+ Tranh chấp tài sản từ 6.000.000 đồng trở xuống mức án phí là 300.000 đồng.

Xem thêm: Án phí và cách tính tạm ứng án phí sơ thẩm và phúc thẩm năm 2022

+ Tranh chấp tài sản từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng mức án phí bằng bằng 5% giá trị tài sản tranh chấp.

+ Tranh chấp tài sản từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức án phí bằng 20.000.000 đồng + 4% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng mức án phí bằng 36.000.000 đồng + 3% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản từ trên 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng mức án phí bằng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000 đồng.

+ Tranh chấp tài sản trên 4.000.000 đồng mức án phí bằng 112.000.000 đồng + 0.1% phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000 đồng.

Ví dụ: Hai vợ chồng anh A và chị B ly hôn tranh chấp tài sản chiếc xe có giá trị là 36.000.000 đồng. Trường hợp này nằm trong khung từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, mức án phí sẽ là 5% giá trị tài sản tranh chấp tức 5% của 36.000.000 đồng là 1.800.000 đồng.

2. Ly hôn cấp phúc thẩm án phí hết bao nhiêu tiền?

Án phí ly hôn phúc thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 300.000 đồng. Mức án phí này áp dụng cho cả trường hợp thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

Thứ ba, tiền tạm ứng án phí ly hôn:

Xem thêm: Công văn số 4414/TCT-CS về việc biên lai thu tiền tạm ứng án phí do Tổng cục Thuế ban hành

Điều 5 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định về tạm ứng án phí như sau:

“1. Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”

Theo đó, tiền tạm ứng án phí ly hôn bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm. Trong đó:

– Tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm:

Được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH như sau:

Mức tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm trong vụ án ly hôn thuận tình không có giá ngạch bằng mức án phí ly hôn sơ thẩm thuận tình không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm trong vụ án ly hôn có giá ngạch bằng 50% mức án phí ly hôn sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí ly hôn sơ thẩm trong vụ án ly hôn không có giá ngạch.

Xem thêm: Cách tính án phí dân sự? Nộp tạm ứng án phí dân sự ở đâu?

– Tạm ứng án phí ly hôn phúc thẩm:

Mức tạm ứng án phí ly hôn phúc thẩm trong vụ án ly hôn bằng mức án phí ly hôn phúc thẩm, được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH

Ví dụ: Cũng trong trường hợp anh A và chị B ly hôn như trên thì mức tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm sẽ bằng 50% của 1.800.000 đồng là 900.000 đồng. Còn mức tạm ứng án phí ly hôn phúc thẩm là 300.000 đồng bằng mức án phí ly hôn phúc thẩm.

3. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn:

– Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm:

Tham khảo thêm: Tài sản chung của vợ chồng

Được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

– Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn phúc thẩm:

Kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn phúc thẩm thì người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 10 ngày, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Các lưu ý về án phí ly hôn, tiền tạm ứng án phí ly hôn

Xem thêm: Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm vụ án hành chính (31-HC) chi tiết

– Nơi nộp án phí ly hôn: Đương sự nộp án phí ly hôn tại Cơ quan thi hành án dân sự.

– Không phải nộp hoặc nộp với mức thấp hơn mức quy định cảu pháp luật về án phí, tạm ứng án phí ly hôn nếu thuộc các trường hợp được miễn, giảm án phí, tạm ứng án phí ly hôn theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH.

4. Án phí ly hôn đơn phương, án phí ly hôn thuận tình sơ thẩm:

Về bản chất, khi ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình hay ly hôn với người nước ngoài thì án phí ly hôn sơ thẩm đều chia làm hai dạng là ly hôn không có giá ngạch và ly hôn có giá ngạch.

Một là, án phí ly hôn không có giá ngạch:

Mức án phí ly hôn sơ thẩm không có giá ngạch mà các bên đương sự phải nộp là 300.000 đồng theo quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Không có giá ngạch ở đây tức là không có tranh chấp về tài sản giữa các bên khi ly hôn.

Hai là, án phí ly hôn có giá ngạch:

Án phí ly hôn có giá ngạch được xác định dựa trên giá trị tổng tài sản các bên tranh chấp, theo các mức như sau:

– Giá trị tranh chấp dưới 6.000.000 đồng: án phí là 300.000 đồng;

Xem thêm: Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (61-DS) chi tiết nhất

– Giá trị tranh chấp từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: án phí là 5% tổng giá trị tài sản tranh chấp;

– Giá trị tranh chấp từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: án phí là 20.000.000 đồng + 4% phần vượt quá 400.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: án phí là 36.000.000 đồng + 3% phần vượt quá 800.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: án phí là 72.000.000 đồng + 2% phần vượt quá 2.000.000.000 đồng;

– Giá trị tranh chấp trên 4.000.000.000 đồng: án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Như vậy ta thấy, đối với án phí ly hôn sơ thẩm theo giá ngạch tổng giá trị tranh chấp tài sản của hai bên đương sự càng nhiều thì mức án phí ly hôn sơ thẩm lại càng cao. Quy định này cũng là một trong các quy phạm khuyến khích tinh thần tự thỏa thuận của các bên trong ly hôn, vì khi các bên thỏa thuận được về phân chia tài snar thì không phải nộp án phí theo giá ngạch.

5. Án phí ly hôn đơn phương, án phí ly hôn thuận tình phúc thẩm:

Cũng tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định án phí ly hôn phúc thẩm là 300.000 đồng. Đối với án phí ly hôn phúc thẩm, pháp luật không quy định về việc phân chia theo giá ngạch hay không theo giá ngạch mà áp dụng án phí chung cho tất cả các hình thức ly hôn.

6. Ai là người phải đóng án phí ly hôn, chịu án phí ly hôn?

Một là, nghĩa vụ chịu án phí ly hôn sơ thẩm

Xem thêm: Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng án phí vụ án hành chính (Mẫu 04-HC)

Pháp luật quy định trách nhiệm chịu án phí ly hôn sơ thẩm tại khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, tương ứng với mỗi trường hợp khác nhau nghĩa vụ chịu án phí thuộc về từng người, cụ thể như sau:

– Nguyên đơn (vợ hoặc chồng) phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm trong vụ án ly hôn. Kể cả trường hợp Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Nếu thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí;

– Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí ly hôn sơ thẩm không có giá ngạch 300.000 đồng còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án ly hôn có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

– Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phần tài sản mà họ phải thực hiện.

Nếu các bên không thỏa thuận chia tài sản và yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

– Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;

– Không phải chịu án phí ly hôn sơ thẩm đối với việc phân chia tài sản chung trong trường hợp đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định trước khi Tòa án tiến hành hòa giải;

– Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải về việc phân chia tài sản chung các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.

Hai là, nghĩa vụ chịu án phí ly hôn phúc thẩm

Đọc thêm: Cách Giải Quyết Mâu Thuẫn Vợ Chồng Để Gia Đình Hòa Hợp Êm Ấm

Được quy định tại Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:

– Trường hợp phải chịu 100% án phí ly hôn phúc thẩm:

+ Nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo phải chịu án phí ly hôn phúc thẩm;

+ Nếu đương sự rút kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm.

+ Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm thì đương sự kháng cáo phải chịu toàn bộ án phí dân sự phúc thẩm;

– Trường hợp chịu 50% án phí ly hôn phúc thẩm:

+ Nếu đương sự rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm;

+ Nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm và được bị đơn đồng ý;

– Trường hợp không phải chịu án phí ly hôn phúc thẩm:

+ Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm;

+ Nếu Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại;

tu-van-an-phi-ly-hon-khi-ly-hon-don-phuong-thuan-tinh-ly-hon-voi-nguoi-nuoc-ngoai

Hotline tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình trực tuyến toàn quốc: 1900.6568

7. Các lưu ý về án phí thuận tình ly hôn, đơn phương ly hôn, ly hôn với người nước ngoài:

– Có một số bạn nhầm lẫn rằng ly hôn thuận tình là không có tranh chấp về tài sản nên án phí chỉ là 300.000 đồng. Nhưng xét về bản chất thì ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình hay ly hôn với người nước ngoài khác nhau ở chủ thể, sự tự nguyện ly hôn của các bên. Như vậy dù ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương thì vẫn có thể có sự tranh chấp về tài sản xảy ra và vẫn có thể áp dụng án phí ly hôn theo giá ngạch như bình thường.

– Việc miễn và không phải chịu án phí ly hôn phúc thẩm chỉ áp dụng đối với người thuộc các trường hợp đó, không áp dụng đối với các đương sự còn lại.

8. Bảng tổng hợp án phí khi ly hôn:

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi muốn hỏi mức án phí khi ly hôn tại Tòa là bao nhiêu và ai là người phải chịu án phí? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 hướng dẫn án phí, lệ phí tòa án, chúng tôi xin được trả lời thắc mắc của bạn như sau:

– Án phí cho một vụ ly hôn hiện nay là 300.000 đồng nếu không tranh chấp về tài sản.

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì mức án phí được xác định theo giá ngạch như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) Từ 6.000.000 đồng trở xuống

300.000 đồng

b) Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Tham khảo thêm: Điểm giống và khác giữa ly thân và ly hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !