logo-dich-vu-luattq

Thương mại là gì?

Nhắc đến hoạt động thương mại thì đây không phải là chủ đề xa lạ với nhiều người, đây là hoạt động diễn ra thường xuyên là liên tục trong đời sống hàng ngày.

Tuy nhiên không phải ai cũng đưa ra được định nghĩa về Thương mại. Vậy Thương mại là gì? Hoạt động thương mại diễn ra nhằm mục đích gì? Qua bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Thương mại là gì?

Xem thêm: Thương mại là gì

Thương mại là gì?

Thương mại là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:

– Hoạt động thương mại giúp điều kiện quá trình sản xuất vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường.

– Thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa.

– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng vì qua đây nó có thể tạo dựng ra được các tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.

Thương mại tiếng Anh là gì?

Thương mại tiếng Anh là Trade hoặc Commerce

Vai trò của thương mại

Hoạt động thương mại có vai trò như sau:

– Điều tiết sản xuất vì trong một nền sản xuất hàng hóa mọi sản phẩm đều đem ra trao đổi trên thị trường.

Tham khảo thêm: Phạm vi điều chỉnh là gì

– Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.

– Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng vì nó có thể tạo ra tập quán tiêu dùng mới.

Đặc điểm của hoạt động thương mại

Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động hàng hóa đều nhằm hướng đến mục đích nhất định đó chính lại tạo ra được lợi nhuận kinh tế. Do vậy hoạt động thương mại sẽ bao gồm một số đặt điểm dưới đây:

– Chủ thể tham gia hoạt động thương mại

Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại sẽ được gọi chung là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại thì phải có ít nhất một bên chủ thể là thương nhân thực hiện các hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp.

Từ Luật Thương mại 2005 thì ta có thể hiểu thương nhân chính là các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, các cá nhân có hoạt động thương mại một cách độc lập, diễn ra thường xuyên và đã đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

– Mục đích hoạt động thương mại

Bất cứ chủ thể nao khi tham gia vào hoạt động thương mại đều nhằm một mục đích quan trọng nhất đó chính là tạo ra được lợi ích kinh tế.

Thông qua quá trình thương mại, các chủ thể sẽ đáp ứng đạt được nhu cầu của nhau, bên cung sẽ cung cấp cho bên cầu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu, đổi lại bên cầu sẽ trả lại khoản tiền tương ứng với hàng hóa, dịch vụ đó cho bên cung cấp.

– Nội dung chính của hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại gồm có 2 nội dung lớn đó chính là: Mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

Ngoài 2 nội dung này ra thì mọi hoạt động diễn ra dưới các hình thức khác nhau đều nhằm mục đích thu lợi nhuận thì đều được xác định là hoạt động thương mại.

– Phạm vị của hoạt động thương mại

Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành đối với tất cả các lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh.

Tham khảo thêm: &quotKhoảng Thời Gian&quot trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Phạm vị của hoạt động thương mại không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể tiến hành thực hiện trên phạm vi quốc tế.

Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Để được bảo hộ, tên thương mại phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Có khả năng phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác;

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Xem thêm: Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu

Trong thực tế tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại Cục sở hữu trí tuệ.

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thương mại là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký khuyến mại

Tham khảo thêm: Hành chính là gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !