logo-dich-vu-luattq

Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động thương mại đang diễn ra rất mạnh mẽ. Để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, không chỉ có những sản phẩm vật chất là hàng hóa mà còn có những sản phẩm vô hình là dịch vụ được ra đời. Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ khác nhau thế nào? Hãy tham khảo bài viết.

thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thương mại hàng hóa là gì ?

Thương mại hàng hóa là hoạt động của các chủ thể trên thị trường, có sự tham gia của bên bán và bên mua. Việc mua bán, trao đổi hàng hoá luôn dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.

Xem thêm: Thương mại hàng hoá

Đọc thêm: Ví dụ về doanh nghiệp thương mại

Xem thêm các vấn đề liên quan đến Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ là gì?

Thương mại dịch vụ là tất cả các hoạt động tạo lập, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Đó là hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Thương mại dịch vụ đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ làm thay đổi về trạng thái, điều kiện của cá nhân hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.

Tìm hiểu chi tiết về Thương mại dịch vụ là gì

Điểm khác nhau giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

Đọc thêm: Nhượng quyền thương mại là gì?

Thương mại hàng hóa

Thương mại dịch vụ

Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người bán sang người mua. Hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ. Có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ. Thước đo đánh giá là sự ổn định về chất lượng sản phẩm. Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra trực tiếp, đồng thời giữa người sử dụng dịch vụ và người cung ứng dịch vụ. Do đó thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ là sự hài lòng của người nhận dịch vụ Người cung cấp hàng hóa và người sử dụng thiết lập mối quan hệ ngắn hơn hơn thương mại dịch vụ. Do hiệu quả của việc sử dụng hàng hóa đòi hỏi quả trình ngắn hơn dịch vụ thương mại. Người sử dụng dịch vụ thương mại và người cung ứng dịch vụ thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài do hiệu quả của việc tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi một quá trình. Quá trình này đôi khi còn có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật, có thể dẫn tới chi phí lớn.

Xem thêm Luật Thương mại

Tìm hiểu thêm: Bài tập tình huống giải quyết tranh chấp thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@dichvuluattoanquoc.com.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !