logo-dich-vu-luattq

Thuế môn bài hạch toán vào tài khoản nào

Cách hạch toán thuế môn bài được quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC nhằm giúp kế toán thực hiện hạch toán chi phí này đúng theo Luật.

Sau đây MIFI sẽ giới thiệu chi tiết cách hạch toán chi phí thuế môn bài theo quy định mới nhất mà kế toán nào cũng nên nắm vững.

Xem thêm: Thuế môn bài hạch toán vào tài khoản nào

1. Hạch toán thuế môn bài là như thế nào?

Thuế môn bài là loại thuế mà các công ty phải đóng hàng năm dựa theo vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh của công ty đó. Hạch toán chi phí thuế môn bài là việc ghi bút toán chi phí này vào các sổ sách kế toán.

2. Thuế môn bài hạch toán vào tài khoản nào?

Hạch toán thuế môn bài vào tài khoản TK 3338 hay TK 3339.

Tài khoản 3338 được gọi là thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về thuế bảo vệ môi trường và thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam…

  • TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường, thể hiện số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp;
  • TK 33382: Các loại thuế khác, thể hiện số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Công ty được mở các tài khoản cấp 4 cho từng loại thuế chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý.

Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 139/2016/NĐ-CP được ban hành thì thuế môn bài được đổi tên thành Lệ Phí Môn Bài. Theo đó, Lệ phí môn bài được hạch toán theo Tài khoản 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Tài khoản này thể hiện số phí, lệ phí phải nộp, đã nộp và còn phải nộp cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn thể hiện các khoản trợ cấp cho công ty như các khoản trợ giá, trợ cấp (nếu có) từ Nhà nước .

Do đó, bạn có thể sử dụng TK 3338 hay TK 3339 để hạch toán đều được.

3. Chi tiết cách hạch toán chi phí thuế môn bài

Chi tiết cách hạch toán thuế môn bài trong các trường hợp nộp tờ khai, khi nộp tiền và khi phạt nộp chậm như sau:

3.1 Trường hợp nộp tờ khai

Cách hạch toán chi phí thuế môn bài trong trường hợp nộp tờ khai như sau:

Tham khảo thêm: Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng 2021

Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 133, ghi:

  • Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý công ty
  • Có TK 3338 – Thuế khác

Nếu doanh nghiệp hạch toán theo Thông tư 200, ghi:

  • Nợ TK 6425 – Thuế, lệ phí và phí của công ty
  • Có TK 3338 – Thuế khác

3.2 Hạch toán thuế môn bài khi nộp tiền

Khi nộp tiền, bạn tiến hành hạch toán thuế môn bài như sau:

  • Nợ TK 3338 – Thuế khác
  • Có TK 111 hoặc TK 112

Áp dụng cho cả doanh nghiệp theo chế độ kế toán trong Thông tư 133 và TT 200.

3.3 Trường hợp tiền phạt nộp chậm

Trường hợp tiền phạt nộp chậm, bạn hạch toán chi phí thuế môn bài như sau:

Nhận được Quyết định xử phạt của Cơ quan thuế thì ghi:

  • Nợ TK 811: Chi phí khác
  • Có TK 3339: Các khoản phải nộp, phí, lệ phí

Nộp tiền phạt chậm nộp vào ngân sách, ghi:

  • Nợ TK 3339: Các khoản phải nộp, phí, lệ phí
  • Có TK 111/112.

Kết chuyển cuối kỳ, ghi:

  • Nợ TK 911
  • Có TK 811

Lưu ý rằng, các khoản tiền phạt nộp Tiền thuế môn bài và Tiền phạt chậm nộp Tờ khai thuế môn bài sẽ không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này được nhắc đến tại khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC):

Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Tiền phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê;
  • Tiền phạt vi phạm luật giao thông;
  • Tiền phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh;
  • Tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế;
  • Tiền phạt về vi phạm hành chính khác.

Đọc thêm: Mức lương bị trừ thuế thu nhập cá nhân

>>> Xem thêm: Hệ thống tài khoản theo thông tư 133

4. Các trường hợp hạch toán cụ thể

Doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã, đang hoạt động phải hạch toán thuế môn bài theo cách khác nhau.

4.1 Doanh nghiệp mới thành lập

Bút toán tính lệ phí môn bài phải nộp đối với doanh nghiệp mới thành lập như sau:

Lúc làm tờ khai lệ phí môn bài 1 lần khi thành lập, ghi:

  • Nợ 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp ( sử dụng TK 6422 nếu theo TT 133). Chi phí này được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
  • Có 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp .

Thời điểm hạch toán:

  • Nếu được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên (năm thành lập) thì sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài từ năm sau nên sẽ hạch toán vào năm phải nộp lệ phí môn bài.
  • Vào năm được miễn, chúng ta không hạch toán bút toán tính thuế.

Bút toán đi nộp tiền lệ phí môn bài được căn cứ vào giấy nộp tiền hạch toán:

  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp
  • Có 112 hoặc 111: Số tiền thực mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước

4.2 Doanh nghiệp đã và đang hoạt động

Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động: Do không cần làm tờ khai lệ phí môn bài (trừ trường hợp có thay đổi vốn) nên phải tự xác định mức lệ phí môn bài phải nộp hàng năm (hạn nộp chậm nhất là 30/1 hàng năm).

Vào đầu năm tài chính, hạch toán lệ phí môn bài như sau:

  • Nợ 642: Chi phí quản lý của công ty. Nó được trừ khi công ty tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp.

Khi tiến hành nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì hạch toán:

  • Nợ 3338 hoặc 3339: Lệ phí môn bài mà doanh nghiệp phải nộp
  • Có 112 hoặc 111: Số tiền thực mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước

MIFI cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng và cần thiết về cách hạch toán thuế môn bài theo quy định mới nhất. Bạn cần nắm vững những kiến thức này để vận dụng linh hoạt trong thực tế, đặc biệt là các kế toán.

Tìm hiểu thêm: Không chịu thuế và thuế suất 0

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !