logo-dich-vu-luattq

Thử việc có đóng bảo hiểm không

Chào luật sư, em đang trong thời gian thử việc và có vào ngày lễ. Vì em chưa là nhân viên chính thức nên em không biết liệu em có được hưởng lương ngày nghỉ lễ này không ạ?

Câu hỏi thứ 2, công ty tôi mới tuyển 1 nhân sự mới cho vị trí nhân viên tư vấn khóa học, thỏa thuận thử việc 01 tháng. Nhưng mới làm được 1 ngày thì đã nghỉ. Vậy trong trường hợp này công ty tôi có cần trả lương ngày đó không?

Xem thêm: Thử việc có đóng bảo hiểm không

Mong được giải đáp!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

1. Cơ sở pháp lý quy định về chế độ thử việc

– Bộ luật lao động năm 2019

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP

– Nghị định 28/2020/NĐ-CP

>&gt Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2022

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

2. Đang trong thời gian thử việc có được hưởng lương ngày nghỉ lễ ?

2.1 Nghỉ lễ có tính vào thời gian thử việc ?

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể thời gian thử việc là thời gian làm việc thực tế, nên có thể hiểu thời gian thử việc bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết và nghỉ hàng tuần.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

2.2 Đang thử việc có được hưởng lương ngày lễ ?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết như tết dương lịch, âm lịch, ngày Quốc khánh, Quốc tế lao động, giỗ tổ Hùng Vương hay ngày Chiến thắng (30/4).

Như vậy, trong những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật, lao động thử việc vẫn được hưởng lương như những ngày làm việc bình thường (ít nhất bằng 85% mức lương của công việc khi làm việc chính thức).

>&gt Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc năm 2022 ?

Nếu doanh nghiệp không tính lương ngày nghỉ lễ, lao động thử việc sẽ có nhiều cách để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trước hết, nên làm đơn khiếu nại tới Giám đốc, người đại diện theo pháp luật nơi mình làm việc.

Trường hợp vẫn không có kết quả, có thể nhờ tới sự can thiệp của tổ chức công đoàn cơ sở nếu doanh nghiệp đã thành lập công đoàn hoặc yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết.

Tiếp đến, làm đơn khiếu nại khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tham khảo thêm: Số tiền bảo hiểm là gì

Và cuối cùng, làm đơn gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở để yêu cầu doanh nghiệp phải trả đủ lương ngày lễ.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3. Có được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc không ?

Thưa luật sư, tôi có nghe nói rằng theo luật lao động mới thì nhân viên đang thử việc cũng có thể được đóng bảo hiểm xã hội. Nhưng tôi không rõ căn cứ pháp lý về điều này quy định cụ thể tại điều nào?

Mong luật sư giải đáp!

Trả lời:

Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi liên quan đến nội dung thử việc. Vậy từ năm 2021, người lao động thử việc có được đóng bảo hiểm không?

>&gt Xem thêm: Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới 2022 ?

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3.1 Người lao động được ký hợp đồng lao động để thử việc ?

Nội dung về thử việc tại Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 có sự thay đổi đáng kể so với Bộ luật Lao động trước đây, cụ thể:

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”

Theo đó, thay vì chỉ được ký hợp đồng thử việc khi có thỏa thuận về việc làm thử như luật cũ thì hiện nay, các bên có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Bởi vậy, có thể hiểu, thử việc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3.2 Từ 2021 người lao động thử việc có thể sẽ được đóng bảo hiểm xã hội ?

Bộ luật lao động năm 2019 cho phép người lao động thử việc theo hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Việc lựa chọn giao kết theo một trong hai loại hợp đồng trên sẽ ảnh hưởng đến việc người lao động được đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc.

Bởi lẽ, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 ghi nhận người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên mà không áp dụng đối với hợp đồng thử việc.

>&gt Xem thêm: Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 và Cách tính lương hàng tháng tại doanh nghiệp như thế nào?

Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, thời gian thử việc của người lao động trong trường hợp này sẽ không được tính tham gia bảo hiểm xã hội.

Tuy vậy, nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ trở thành đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian hưởng bảo hiểm xã hội.

Tóm lại, từ năm 2021, người lao động thử việc sẽ được đóng bảo hiểm xã hội nếu thỏa thuận về nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3.3 Quy định về thời gian thử việc tối đa

Thử việc được áp dụng đối với người lao động mới trong công ty. Đó là khoảng thời gian để người lao động làm quen và thích nghi với công việc mới, môi trường làm việc mới. Chính vì vậy, khi bắt đầu một công việc, doanh nghiệp và người lao động có thể thoả thuận với nhau về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ trong thời gian thử việc.

Căn cứ tính chất và độ phức tạp của công việc, mỗi công việc chỉ được thử việc 01 lần với thời gian theo quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

+ Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+ Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

+ Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

>&gt Xem thêm: Quy định mức lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022

+ Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.Ngày nghỉ bù

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3.4 Tiền lương trong thời gian thử việc

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Trường hợp doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức nêu trên, người lao động hoàn toàn có thể khiếu nại và doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2 tới 5 triệu đồng (Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP)

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

3.5 Thử việc một ngày rồi nghỉ công ty có phải trả lương không ?

Trong thời gian thử việc, quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp chưa được xác lập chính thức nên không có bất cứ sự ràng buộc nào. Người lao động có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu đã thoả thuận.

Do đó, ngay cả khi chỉ thử việc ngày rồi nghỉ mà không có thông báo thì doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm trả đầy đủ lương cho những ngày người lao động đã làm.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

>&gt Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2022 ? Mức lương thử việc là bao nhiêu tiền ?

4. Tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc người lao động có được trả lương?

Thưa luật sư, tôi tên là Nguyễn Nhung, hiện tôi là phụ trách nhân sự của công ty A. Gần đây công ty tôi khi tuyển dụng nhân sự mới đều có tình trạng thử việc được một vài buổi (chưa hết thời hạn thử việc theo thỏa thuận) đã tự ý nghỉ mà không báo trước. Trường hợp như vậy công ty tôi có phải trả lương hay không? Nếu không trả lương có rủi ro pháp lý nào hay không?

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

4.1 Hợp đồng thử việc được quy định như thế nào ?

Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc hoặc ký kết hợp đồng lao động có điều khoản về thử việc.

Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện không quá thời gian quy định tại Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019. Nội dung hợp đồng thử việc gồm các thông tin sau đây:

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp; Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

Công việc và địa điểm làm việc; Thời hạn của hợp đồng lao động; Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng bao nhiêu năm

4.2 Tự ý chấm dứt hợp đồng thử việc, người lao động có được trả lương ?

>&gt Xem thêm: Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới năm 2022

Lương là một nội dung cụ thể phải có trong hợp đồng thử việc giữa người sử dụng lao động với người lao động. Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định mức tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

Theo đó, trong thời gian thử việc người lao động tự ý nghỉ mà không báo sẽ không phát sinh bất cứ nghĩa vụ bồi thường nào. Và thời gian người lao động đã làm thử tại công ty, công ty vẫn có trách nhiệm trả đầy đủ theo mức lương đã thỏa thuận và đúng số ngày người lao động đã làm việc.

Tiền lương trả cho người lao động thử việc cũng sẽ phải tuân thủ quy định chung về tiền lương về thời hạn trả và mức trả. Do đó, nếu công ty không trả lương cho lao động thử việc có hành vi tự ý nghỉ nếu bị khiếu nại sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đối với 1 lao động (theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên trên thực tế, những người lao động tự ý nghỉ trong thời gian thử việc thường họ cũng không quá đòi hỏi từ công ty khoản tiền lương cho những ngày đã thử việc. Song công ty bạn cũng cần lưu tâm về những căn cứ pháp lý chúng tôi đã nêu để loại trừ rủi ro.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Quy định về thời gian thử việc đối với người lao động ?

Đọc thêm: Bảo hiểm xã hội được tính như thế nào

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !