logo-dich-vu-luattq

Thủ tục thay đổi số cmnd trên sổ bhxh

Bảo hiểm xã hội được quản lý bởi tất cả thông tin được cập nhật trên sổ BHXH. Trong đó, số CMND là căn cứ đầu tiên để xác nhận danh tính của một người và phân biệt với cá nhân khác. Khi số CMND thay đổi hoặc các trường hợp khác không khớp CMND, thì thực hiện thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân bảo hiểm xã hội. Trong bài viết dưới đây là cách thay đổi cmnd trên bhxh được chúng tôi tổng hợp cho quý khách hàng!

1. Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Xem thêm: Thủ tục thay đổi số cmnd trên sổ bhxh

– Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH

– Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – Bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ BHXH, Thẻ BHXH

– Quyết định 222/QĐ-BHXH về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của bảo hiểm xã hội Việt Nam

2. Bảo hiểm xã hội là gì? Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh của Nhà nước giành cho người lao động. Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH đã chỉ ra rằng, mỗi người tham gia được cấp và bảo quản một sổ BHXH duy nhất. Mục đích của sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật.

Khi tham gia vào bảo hiểm xã hội, được cấp sổ bảo hiểm xã hội, những quyền lợi mà người lao động được nhận bao gồm:

– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội

– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

– Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.

– Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.

– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

3. Những trường hợp nào cần thay đổi số cmnd bhxh

Căn cứ Quyết định 1035/QĐ-BHXH quy định về mẫu sổ BHXH, sổ BHXH được cấp sẽ biểu thị các thông tin cá nhân của người lao động, bao gồm:

– Họ và tên: Được ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia giống như trong giấy khai sinh

– Ngày, tháng, năm sinh: Được ghi ngày, tháng, năm sinh của người tham gia theo các giấy tờ khác. Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh thì chỉ ghi năm sinh hoặc không xác định được ngày sinh thì chỉ ghi tháng sinh, năm sinh.

– Giới tính: Là Nam (hoặc Nữ).

Tham khảo thêm: Thủ tục báo tăng, báo giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) cập nhật mới

– Quốc tịch: Là quốc tịch của người tham gia bảo hiểm xã hội

– Số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu/ thẻ căn cước: Là số trên chứng minh nhân dân của người tham gia. Trường hợp người tham gia vừa có chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu, thẻ căn cước công dân (CCCD) thì ghi theo thứ tự ưu tiên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước.

Theo đó, khi có thay đổi về một hoặc một số các thông tin trên, người lao động cần tiến hành thủ tục điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác khi đối chiếu thông tin cá nhân của người lao động với nội dung trên sổ. Điều 46, Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể những trường hợp thay đổi thông tin cá nhân cần thay đổi số cmnd trên sổ bhxh là khi có thay đổi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; sai giới tính, quốc tịch.

Như vậy, đối với trường hợp thay đổi cmnd trên bhxh, thay đổi cmnd trên sổ bhxh người lao động chỉ cần thực hiện thủ tục điều chỉnh thông tin để cơ quan BHXH cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

4. Thủ tục thay đổi số chứng minh nhân dân trên sổ bhxh

Bước 1: Người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ chính như sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH để cơ quan tự động cập nhật và điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp

– Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp thu.

– Người tham gia BHXH tự nguyện: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH trực tiếp thu.

– Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: Nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc.

Đối với đơn vị sử dụng lao động và các Đại lý thu phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– Xác nhận Tờ khai (TK1-TS) khi NLĐ điều chỉnh thông tin nhân thân trên sổ BHXH: thông tin điều chỉnh là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận, ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận;

– Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).

Sau đó người sử dụng lao động và Đại lý thu phải nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tỉnh/huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp để thực hiện thủ tục cho người lao động

  1. Nộp hồ sơ trực tuyến

– Người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.

– Lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN để hoàn tất các bước nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận sổ Bảo hiểm xã hội sau khi đã thay đỏi

– Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

5. Một vài câu hỏi liên quan đến thay đổi cmnd bhxh

5.1 Hướng dẫn cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội sau khi thay đổi cmnd trên bhxh

Bước 1: Truy cập trang thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam tại website: https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx

Đọc thêm: Nhận tiền bảo hiểm một lần

Bước 2: Chọn phần “Tra cứu trực tuyến”

Bước 3: Chọn “Quá trình tham gia BHXH”. Điền các thông tin theo yêu cầu với các thông tin như sau:

– Tỉnh/TP: Điền theo nơi đăng ký thường trú.

– Cơ quan BHXH: Lựa chọn cơ quan BHXH quản lý sổ BHXH của mình

– Từ tháng-đến tháng: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH của người lao động

– Mã số BHXH: Thường được ghi trên bìa sổ BHXH hoặc xem trên thẻ Bảo hiểm y tế

Bước 4: Nhập “SĐT nhận OTP” bằng số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH, xác nhận capcha và “Bấm chọn lấy mã OTP”.

Bước 5: Mã OTP sẽ được gửi về điện thoại, nhập vào mã OTP và bấm “Tra cứu”.

– Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động chưa đầy đủ, chính xác thì hệ thống sẽ không tìm thấy dữ liệu.

– Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng… để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình.

5.2 Thay đổi chứng minh nhân dân bảo hiểm xã hội thì có cần phải thay sổ bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo các quy định tại Khoản 2, Điều 46, QĐ 595/QĐ – BHXH, cơ quan BHXH Việt Nam chỉ thực hiện cấp lại sổ BHXH trong các trường hợp:

– Sổ BHXH bị mất, hỏng

– Sổ BHXH được gộp, thay đổi số sổ

– Người lao động có sự thay đổi về họ tên; ngày tháng năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.

Như vậy, khi khi thay đổi thông tin số CMND thì không cần phải cấp lại sổ BHXH. Người lao động chỉ cần lập mẫu TK1-TS ( Bao gồm tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ban hành theo QĐ 888/QĐ-BHXH) nộp cho cơ quan BHXH Việt Nam để điều chỉnh số CMND trong cơ sở dữ liệu khi đã thay đổi

5.3 Nếu như đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì có phải đổi sổ Bảo hiểm xã hội không?

Tương tự như trên, tại Điều 27, Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH như sau:

– Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng;

– Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.

Như vậy, pháp luật hiện hành không ghi nhận trường hợp cấp lại sổ BHXH khi đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân. Do đó, nếu như đổi Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân, người lao động không cần đổi sổ BHXH mà chỉ cần lập mẫu TK1-TS ( Bao gồm tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT ban hành theo QĐ 888/QĐ-BHXH) nộp cho cơ quan BHXH Việt Nam để điều chỉnh số CMND trong cơ sở dữ liệu khi đã thay đổi

5.4 Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm thì được cấp mấy sổ Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ BHXH và Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm xã hội hà nội ở đâu

✅ Thủ tục ⭕ Thay đổi số CMND trên BHXH ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói – Uy tín ✅ Liên hệ ⭕ Zalo hoặc 1900.3330 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !