logo-dich-vu-luattq

Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần

Để tiến hành việc góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp của tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nhà đầu tư, tổ chức kinh tế cần phải chuẩn bị hồ sơ để tiên hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp. Bài viết này, Luật Việt An xin có một số ý kiến pháp lý về hồ sơ để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp vào tổ chức kinh tế như sau:

Điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

Xem thêm: Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định bao gồm:
    • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
    • Hình thức đầu tư;
    • Phạm vi hoạt động đầu tư;
    • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
    • Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp

Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư năm 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp:
  • Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%;
  • Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Tìm hiểu thêm: Bài luận về thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp nêu trên thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật có liên quan khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật các thủ tục có liên quan như đã nêu trên.

Hồ sơ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp

Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế
  • Bước 2: Thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Bước 1: Đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

Bước này được thực hiện trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại mục Các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp của bài viết này.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp: Hộ chiếu (nếu là cá nhân); Giấy phép kinh doanh hoặc tài liệu tương đương và Hộ chiếu của người được ủy quyền quản lý phần vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nếu tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.
  • Giấy ủy quyền cho Luật Việt An.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin giấy phép đầu tư nước ngoài

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp công ty tiến hành các thủ tục tương ứng như:

  • Thay đổi chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua 100% vốn góp của chủ sở hữu
  • Thay đổi thành viên công ty TNHH hai thành viên
  • Thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Chi tiế từng thủ tục tương ứng Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Tham khảo thêm: Quy định đầu tư nước ngoài vào việt nam

Dịch vụ của công ty luật Việt An liên quan đến việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần

  • Tư vấn điều kiện góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư
  • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư sau khi góp, nhận chuyển nhượng vốn: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
  • Tư vấn thủ tục thanh toán tiền chuyển nhượng vốn;
  • Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thực hiện các nội dung điều chỉnh giấy phép;
  • Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục điều chỉnh các loại giấy phép.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !