logo-dich-vu-luattq

Thành lập doanh nghiệp cổ phần

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Điều kiện về số lượng cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần

  • Thành lập công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. Theo đó, trong suốt quá trình hoạt động công ty cổ phần luôn phải có tối thiểu 03 cổ đông.

Điều kiện về tên công ty cổ phần

  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc gia. Trường hợp tên công ty có khác dấu hiệu loại hình doanh nghiệp vẫn bị coi là trùng tên. Ví dụ: đã có tên Công ty TNHH Việt An thì đặt tên công ty là: Công ty cổ phần Việt An bị coi là trùng.
  • Khi bạn muốn tra cứu tên công ty dự kiến thành lập công ty có thể nhờ sự hỗ trợ từ luật sư của Luật Việt An. Chúng tôi sẽ tư vấn, tra cứu sơ bộ, trên cơ sở kết quả tra cứu luật sư sẽ đưa ra các giải pháp cho khách hàng lựa chọn tên công ty phù hợp và theo mong muốn và có khả năng đăng ký cao nhất.

Điều kiện về trụ sở công ty

  • Khi thành lập công ty cổ phần phải có trụ sở giao dịch. Theo quy định không được đăng ký trụ sở tại chung cư và nhà tập thể. Đối với địa chỉ là nhà riêng thì không cần cung cấp bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp quý khách hàng đặt trụ sở tại tòa nhà thương mại thì cung cấp thêm quyết định xây dựng hoặc giấy phép xây dựng.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

  • Khi thành lập công ty cổ phần, ngành nghề sẽ phải áp theo mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
  • Đối với những ngành nghề có điều kiện phải thỏa mãn các điều kiện để được thành lập như điều kiện về mức vốn đăng ký, chứng chỉ hành nghề để đủ điều kiện hoạt động.
  • Tùy theo yêu cầu của khách hàng, luật sư sẽ tư vấn các điều kiện cụ thể về từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty luật Việt An, Qúy khách hàng chỉ cần cung cấp lĩnh vực hoạt động, chúng tôi sẽ tư vấn, áp mã ngành nghề theo hệ thống ngành nghề kinh tế cụ thể.
  • Hiện nay, khi đăng ký hoạt động, doanh nghiệp chưa cần đáp ứng các điều kiện về chứng chỉ, giấy phép con nhưng khi hoạt động thực tế thì cần đáp ứng các điều kiện này. Với một số ngành nghề như xuất khẩu lao động, bưu chính, bảo hiểm, chứng khoán…yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Tuy nhiên, doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh vốn đăng ký khi nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần.

Điều kiện về vốn điều lệ/ vốn pháp định

Vốn điều lệ:

  • Vốn điều lệ là thông tin mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi đăng ký do liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ tài sản của các cổ đông. Theo quy định, thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.
  • Ngoài ra, vốn điều lệ công ty có liên quan đến mức thuế môn bài phải đóng.
  • Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đồng trừ trường hợp công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật doanh nghiệp và vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp.

Vốn pháp định:

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp cổ phần

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về điều kiện vốn pháp định cho quý khách hàng khi kê khai ngành nghề cụ thể.

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

Tìm hiểu thêm: Tra cứu số giấy phép đăng ký kinh doanh

Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, có 02 trường hợp người đại diện theo pháp luật sau sẽ không tiếp tục là người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:

  • Người đại diện của công ty đang bị treo mã số thuế: tức trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, doanh nghiệp không hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh và bỏ trôi doanh nghiệp.
  • Theo quy định về quản trị công ty đại chúng có hạn chế: Chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện của cùng 01 công ty đại chúng (cũng là công ty cổ phần). Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ 01/08/2020.

Điều kiện về thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần

  • Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần thông thường có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác;

Tuy nhiên, thành viên hội đồng quản trị của 01 công ty cổ phần là công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác. Quy định này có hiệu lực từ 01/08/2019.

Tham khảo thêm: Thành lập công ty cần những gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !