logo-dich-vu-luattq

Quy định về xả nước thải ra môi trường

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Quy định về xả nước thải ra môi trường

1. Chất thải là gì?

Tại khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:

Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

2. Nghiêm cấm hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như sau:

– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt QCKT môi trường ra môi trường.

– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định về bảo vệ môi trường.

3. Doanh nghiệp xả thải trái phép vào môi trường bị xử phạt thế nào?

Với hành vi này, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chính là bị truy cứu TNHS.

3.1. Mức phạt hành chính hành vi xả thải trái phép ra môi trường

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý như sau:

* Hình thức xử phạt chính:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp.

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho – khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan – quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

Tham khảo thêm: Quy định về đấu giá quyền sử dụng đất

Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.

3.2. Truy cứu TNHS về tội gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ có những chế tài phù hợp. Cụ thể:

Hành vi

Cá nhân

Pháp nhân

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kg – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kg – dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kg – dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kg – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Xả thải ra môi trường từ 500 m3/ngày – dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 300 m3/ngày – dưới 500 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 03 lần – dưới 05 lần hoặc từ 300 m3/ngày – dưới 500 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 100 m3/ngày – dưới 300 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Thải ra môi trường từ 150.000 m3/giờ – dưới 300.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 100.000 m3/giờ – dưới 150.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 03 lần – dưới 05 lần hoặc từ 100.000 m3/giờ – dưới 150.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 50.000 m3/giờ – dưới 100.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg – dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 kg – dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 mSv/năm – dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 mSv/giờ – dưới 0,01 mSv/giờ.

Phạt tiền từ 50.000.000 – 500.000.000 đồng

Hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm

Phạt tiền từ 1.000.000.000 – 5.000.000.000 đồng

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kg – dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kg – dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;

– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày – dưới 10.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 500 m3/ngày – dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ – dưới 500.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 150.000 m3/giờ – dưới 300.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kg – dưới 500.000 kg;

– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 mSv/năm – dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 mSv/giờ – dưới 0,02 mSv/giờ;

Đọc thêm: Quy định về xe chính chủ

– Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 500.000.000 – 1.000.000.000 đồng

Hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm

Phạt tiền từ 5.000.000.000 – 10.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác;

– Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên;

– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên;

– Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt tiền từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng

Hoặc phạt tù từ 03 – 07 năm

Phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng

Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 – 03 năm

Hình phạt bổ sung

Phạt tiền từ 30.000.000 – 200.000.000 đồng

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm

Phạt tiền từ 1.000.000.000 – 5.000.000.000 đồng

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 – 03 năm

Xuân Thảo

Tham khảo thêm: Quy định miễn giảm học phí cho học sinh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !