logo-dich-vu-luattq

Quên đăng ký xe phạt bao nhiêu

Khi tham gia giao thông tại Việt Nam, bạn phải mang đầy đủ giấy tờ theo quy định. Vậy mức phạt của việc không có hoặc quên mang giấy tờ xe như giấy phép lái xe, cà-vẹt xe, bảo hiểm hay giấy chứng nhận kiểm định an toàn là bao nhiêu? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, quy định về mức phạt đối với người điều khiển phương tiện mà không mang hoặc không có giấy tờ xe như sau:

1Mức phạt lỗi không có hoặc không mang đăng ký xe (Cà-vẹt xe)

Đối với ô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000đ, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm a Khoản 4 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).

Xem thêm: Quên đăng ký xe phạt bao nhiêu

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước (Điểm đ Khoản 6 Điều 16).

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Điểm b Khoản 3 Điều 21).

Bên cạnh đó, khi không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện bên cạnh phạt hành chính (theo quy định tại Điều 82 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 100).

Không mang Giấy đăng ký xe

Đối với xe máy, mô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 300.000 – 400.000đ (Điểm a Khoản 2 Điều 17).

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước (Điểm đ Khoản 4 Điều 17).

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên giấy đăng ký xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Điểm b Khoản 2 Điều 21).

Theo Điều 82 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 100, ngoài việc bị xử phạt hành chính khi vi phạm giao thông, người điều khiển xe còn có thể bị tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Các trường hợp tạm giữ phương tiện liên quan đến đăng ký xe bao gồm:

  • Không có giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2Mức phạt lỗi không có hoặc quên mang bằng lái xe

Đối với ô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm a Khoản 3 Điều 21).

– Trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Không mang bằng lái

Đối với xe máy, mô tô

– Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

– Trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe:

  • Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

3Mức phạt lỗi không có/không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Đối với ô tô

Đọc thêm: Thủ tục cấp sổ hộ khẩu theo quy định mới nhất hiện nay ? Điều kiện để được cấp sổ hộ khẩu là gì ?

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền 400.000 – 600.000đ (Điểm b Khoản 4 Điều 21).

Không mang bảo hiểm xe

Đối với xe máy, mô tô

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền 100.000 – 200.000đ (Điểm a Khoản 2 Điều 21).

4Mức phạt lỗi không có hoặc quên giấy chứng nhận kiểm định (với xe ô tô)

– Trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm định, sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng (Điểm e Khoản 5 và Điểm a Khoản 6 Điều 16).

– Trường hợp không mang theo giấy chứng nhận kiểm định, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Điểm c Khoản 3 Điều 21).

Bên cạnh đó, CSGT sẽ áp dụng hình phạt bổ sung là tạm giữ phương tiện trong các trường hợp sau:

  • Không có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng.
  • Sử dụng tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa.

Không mang giấy kiểm định

Trên đây là chia sẻ về mức phạt khi quên không mang hoặc không có giấy tờ xe. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

Tìm hiểu thêm: Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !