logo-dich-vu-luattq

Nội dung hợp đồng lao động

1. Nội dung hợp đồng lao động

Nội dung họp đồng lao động là tổng họp các điều khoản mà NLĐ và NSDLĐ đã thoả thuận trong họp đồng, phản ánh các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng lao động. Thông thường trong họp đồng lao động gồm 2 loại điều khoản, đó là điều khoản cơ bản và điều khoản tuỳ nghi.

– Điều khoản cơ bản: là những điều khoản phản ánh nội dung cơ bản của hợp đồng, vì vậy chúng phải có trong tất cả các loại hợp đồng. Thậm chí nếu thiếu các điều khoản này trong một số trường hợp họp đồng lao động coi như chưa được giao kết. Chẳng hạn như điều khoản về công việc phải làm, tiền lương… Chính vì vậy, pháp luật lao động các nước thường bao giờ cũng quy định về các điều khoản cơ bản của họp đồng lao động. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế-xã hội, phong tục tập quán… mà số lượng các điều khoản cơ bản ở các nước có sự khác nhau song thường tập trung ở các điều khoản: tên công việc; địa điểm làm việc; thời hạn của hợp đồng; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội… Còn ở Việt Nam, nội dung hợp đồng lao động bao gồm các điều khoản sau:

Xem thêm: Nội dung hợp đồng lao động

+ Tên, địa chỉ của NSDLĐ và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía NSDLĐ;

+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết họp đồng lao động bên phía NLĐ;

+ Công việc, địa điểm làm việc;

+ Thời hạn của hợp đồng lao động;

+ Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

+ Chế độ nâng bậc lương;

+ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

+ Trang bị bảo hộ lao động cho NLĐ;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề.1

– Điều khoản tuỳ nghỉ: Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản không bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động. Nếu thấy cần thiết thì các bên thoả thuận trong hợp đồng lao động trên cơ sở điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các điều khoản thoả thuận tuy không bắt buộc phải có trong hợp đồng nhưng nếu các bên đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng thi các bên bắt buộc phải thực hiện. Chẳng hạn như các bên thoả thuận về tiền ăn giữa ca, tiền thưởng…

Hợp đồng lao động thông thường gồm hai loại điều khoản nêu trên, tuy nhiên trong một số trường hợp, tuỳ theo tính chất và tính đặc thù của từng công việc, pháp luật cho phép các bên được quyền thoả thuận tăng hoặc giảm một số điều khoản trong hợp đồng. Chẳng hạn như đối với những NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì NSDLĐ có quyền thoả thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật công nghệ kinh doanh, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp NLĐ vi phạm. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có thể giảm bớt một số nội dung chủ yếu của hợp đồng và thoả thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết (theo Khoản 2, 3 Điều 21 BLLĐ năm 2019).

Tham khảo thêm: Hợp đồng kinh tế mua bán

Ngoài ra, trong hợp đồng lao động còn có thể có phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng lao động được coi là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như họp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động thường được sử dụng để quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung họp đồng lao động. Trường hợp phụ lục họp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản của họp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với họp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động. Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

2. Hình thức hợp đồng lao động

Hình thức hợp đồng lao động là cách thức thể hiện ra bên ngoài của hợp đồng lao động. Theo đó, những nội dung, những điều khoản mà các bên thoả thuận trong họp đồng được biểu hiện ra bên ngoài duới một hình thức nhất định. Vì vậy, hình thức hợp đồng chính là biểu hiện của sự ghi nhận các cam kết, thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Tuỳ thuộc vào nội dung, tính chất của từng loại công việc cũng như uy tín và độ tin cậy lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn hình thức giao kết cho phù hợp. Tuy nhiên, lao động là lĩnh vực đặc thù nên việc giao kết họp đồng lao động ở hình thức nào cũng sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật. Nếu như đối với hợp đồng dân sự, pháp luật quy định 3 hình thức giao kết hợp đồng, đó là giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể thì đối với hợp đồng lao động, pháp luật chỉ quy định 2 hình thức giao kết họp đồng, đó là giao kết bằng văn bản và bằng lời nói (theo Điều 16 BLLĐ năm 2019).

– Hợp đồng lao động giao kết bằng vàn bản là hợp đồng mà các cam kết của nó được ghi lại thành văn bản và có chữ kí của hai bên. Thông thường, cơ quan có thẩm quyền ban hành mẫu về hợp đồng lao động và trên cơ sở đó, NSDLĐ và NLĐ xây dựng bản hợp đồng lao động cho phù hợp. Thông thường hợp đồng lao động được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện tiện đử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. Hợp đồng này thường được áp dụng cho việc giao kết các loại hợp đồng mà thời hạn của hợp đồng tương đối dài, quan hệ lao động tương đối ổn định hoặc do tính chất của công việc ữong hợp đồng quan trọng nên cần phải giao kết bằng văn bản để có cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh. Việc giao kết bằng văn bản áp dụng cho một số loại hợp đồng như: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên, hợp đồng đối với người giúp việc gia đình, hợp đồng giao kết với người dưới 15 tuổi…

– Hợp đồng lao động giao kết bằng lời nói là hợp đồng các bên thoả thuận với nhau bằng lời nói về các điều khoản trong hợp đồng. Hình thức giao kết này thường được áp dụng với những công việc có tính chất tạm thời, thời hạn hợp đồng ngắn, quan hệ lao động nhìn chung không ổn định. Vì vậy, việc giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói thường chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng. Khi giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, các bên phải tuân theo quy định của pháp luật và nếu thấy cần thiết thì các bên có thể thoả thuận người làm chứng.

Pháp luật lao động quy định hình thức giao kết hợp đồng là bằng văn bản và bằng lời nói. Tuy nhiên, ngoài hai hỉnh thức giao kết hợp đồng lao động nêu trên, trên thực tế vẫn có thể phát sinh hình thức giao kết bằng hành vi, tức là không có việc giao kết bằng văn bản cũng như bằng lời nói nhưng có sự kiện NLĐ làm việc, có quan hệ lao động thực tế. Trong những trường hợp này, quan hệ lao động vẫn phải được thừa nhận và quyền lợi của NLĐ vẫn phải được đảm bảo bởi NLĐ đã bỏ sức lao động để thực hiện các nghĩa vụ lao động thì NSDLĐ phải có trách nhiệm trả công và các quyền lợi khác cho NLĐ. Hơn nữa, trong quan hệ lao động, NLĐ ở vị thế yếu hơn NSDLĐ nên trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động phải thuộc về NSDLĐ.

3. Phạm vi của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:

(i) Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ HĐLĐ nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)

(ii) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;

(iii) Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;

(iv) Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;

(v) Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;

(vi) Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;

(vii) Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;

(viii) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

4. Chủ thể của hợp đồng lao động

Tham khảo thêm: Hợp đồng vay tiền fe credit

Chủ thể của hợp đồng lao động gồm người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

(i) Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

(ii) Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp pháp luật quy định ngoại lệ về điều kiện chủ thể của hợp đồng lao động

Đối với người lao động, việc giao kết hợp đồng lao động mang tính trực tiếp, không được ủy quyền (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Bộ Luật Lao động năm 2019 Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng) Đối với người sử dụng lao động, họ có thể ủy quyền cho người khác kí kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân.

5. Quy định về hình thức của hợp đồng lao động

Quy định về hình thức của hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Hợp đồng lao động bằng văn bản được áp dụng cho các loại sau đây:

(i) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn

(ii) Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ ba tháng trở lên

(iii) Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình

(iv) Hợp đồng lao động với nhân viên phục vụ làm thuê cho cơ sở kinh doanh Karaoke ( Khoản 6 Điều 32 Nghị định số 604/VBHN-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng)

Hợp đồng lao động bằng lời nói do các bên thỏa thuận thông qua sự đàm phán thương lượng bằng ngôn ngữ mà không lập thành văn bản, quá trình giao kết có thể có hoặc không có người làm chứng tùy theo yêu cầu của các bên. Khi giao kết bằng lời nói, các bên đương nhiên phải tuân thủ pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng.

Hợp đồng lao động bằng hành vi thể hiện thông qua hành vi của các chủ thể khi tham gia quan hệ.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài.

Tham khảo thêm: Phụ lục hợp đồng tư vấn thiết kế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !