logo-dich-vu-luattq

Những quy định về đất mồ mả

Có quy định về đất mồ mả hay không? Quy định về quyền sử dụng phần diện tích đất có mồ mả.

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: Những quy định về đất mồ mả

Gia đình tôi có 02 ngôi mộ từ thời cụ kị đến này, nằm trên đất rừng sản xuất, đến năm 2007 (thuộc xã 135) có chủ trương của nhà nước huyện đã cử cán bộ xuống xã đo vẽ cấp sổ bìa đỏ (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho ông Triệu Văn Hành; gia đình tôi đề nghị khu đất rừng đó có 02 ngôi mộ cách nhau khoảng 100 m là cách ra 20 m không được vào gần mồ mả của gia đình tôi. Nhưng đến năm 2008 tôi vẫn thấy cấp sổ bìa đỏ của ông Triệu văn Hành bao trùm qua đất mồ mả của gia đình tôi; Năm 2013 gia đình tôi đã thống nhất với hộ gia đình ông Hành là đo từ mồ mả ra mối bên cách 20m gia đình ông Hành đã nhất trí và ký vào sơ đồ gia đình vẽ và kỹ giáp danh với nhau. Nay hộ gia đình ồng Hành phát trồng cây và lẫn vào đất mồ mả 10m, 02 gia đình tôi cũng nhờ xóm đến giải quyết nhưng ông Hành không nghe. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư tư vấn cho gia đình tôi có quy định nào về đất mồ mả hay danh giới đất mồ mả hay không??

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005.

– Bộ luật hình sự 1999;

Tìm hiểu thêm: Quy định xây dựng nhà liền kề

– Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì gia đình ông Triêu Văn Hành được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất thì gia đình ông Hành sẽ là chủ sở hữu đối với khu đất rừng sản xuất đó và đồng nghĩa với việc gia đình ông Hành sẽ có toàn quyền sử dụng trong phần không gian và lòng đất đối với mảnh đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Xem thêm: Hành vi xâm phạm mồ mả, hài cốt, tro hài cốt của người chết

Hiện tại pháp luật chưa quy định về vấn vấn đề cấp quyền chứng nhận cho quyền sử dụng đất có mồ mả hay quy định về ranh giới đất mồ mả. Vì vậy, phương pháp giải quyết duy nhất trong trường hợp này hai bên gia đình cần phải thống nhất, thỏa thuận với nhau về diện tích đất mồ mả cũng như ranh giới để phân cách phần mồ mả của gia đình bạn với phần đất rừng sản xuất đề trồng rừng của gia đình ông Triệu Văn Hành.

Như thông tin đã cung cấp, khi hai gia đình đã thống nhất với nhau về diện tích đất mồ mả và gia đình ông Triệu Văn Hành đã đồng ý và có ký xác nhận thì từ thời điểm đó gia đình ông Hành phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Co-quy-dinh-ve-dat-mo-ma-hay-khong

>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568

Tham khảo thêm: Quy định giờ làm việc hành chính

Xuất phát từ bản chất là một hợp đồng dân sự tất cả quyền lợi và nghĩa vụ đều do các bên chủ thể thỏa thuận và không được trái với quy định của pháp luật liên quan, thì vấn đề liên quan đến phạt vi phạm và mức phạt vi phạm đều do hai bên thỏa thuận. Vì vậy, khi hai bên gia đình đã thống nhất thỏa thuận diện tích đất mồ mả của gia đình bạn là phần diện tích được đo từ mồ mả ra mỗi bên cách 20m nhưng gia đình ông Hành đã không thực hiện đúng với thỏa thuận đã trồng cây lấn vào đất mồ mả 10m thì gia đình ông Hành sẽ phải bồi thường nếu hai bên có thỏa thuận.

Ngoài ra, căn cứ vào Đều 629 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

Điều 629. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.”

Và Điều 246 “Bộ luật hình sự 2015” quy định: “Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”.

+ Khi gia đình ông Hành trồng cây lấn vào đất mồ mả của gia đình bạn 10m so với thỏa thuận mà gây thiệt hại nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì gia đình ông Hạnh phải có nghĩa vụ bồi thường.

+ Khi gia đình ông Hành có một trong các hành vi như đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì gia đình ông Hành có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Xem thêm: Công văn 4497/TCT-DNL về mở mã số doanh nghiệp cho phòng giao dịch do Tổng cục Thuế ban hành

Tham khảo thêm: Quy định về cộng dồn phép năm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !