logo-dich-vu-luattq

Nhập vụ án hình sự 2015

Hiện nay, pháp luật nước ta đã gần như được hoàn thiện hơn và phù hợp với tình hình thực tế hơn. Tuy nhiên, có thể thấy vẫn tồn tại những quy định chưa thể giải quyết tối ưu một số vấn đề phát sinh thêm. Vậy, nhập vụ án là gì và quy định về việc nhập hoặc tách vụ án hình sự? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

Xem thêm: Nhập vụ án hình sự 2015

– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Nhập vụ án là gì?

Để hiệu được nhập vụ án là gì thì trước tiên chúng ta phải hiểu về vụ án là gì. Theo đó, vụ án được hiểu là một vụ việc có dấu hiệu trái pháp luật mang tính chất hình sự hoặc tranh chấp giữa các chủ thể pháp luật được đưa ra tòa án hoặc cơ quan trọng tài giải quyết.

Bên cạnh đó, vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án; tranh chấp thuộc quyển giải quyết của cơ quan tư pháp hoặc trọng tài. Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhập vụ án chỉ thực hiện được trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần giải quyết trong cùng một vụ án mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh:

Nhập Import Nhập vụ án Enter the case Tách vụ án Split the case Hình sự Criminal Dân sự Civil

3. Quy định về việc nhập hoặc tách vụ án hình sự:

“Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra

1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:a) Bị can phạm nhiều tội

b) Bị can phạm tội nhiều lần;

c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.

Tham khảo thêm: Thời hạn xét xử vụ án hình sự

3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.”

Trong giai đoạn truy tố tại Điều 242 BLTTHS năm 2015 có quy định việc nhập hoặc tách vụ án, cụ thể như sau: Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: “ Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có”.

Như vậy, để việc tiến hành điều tra, truy tố các vụ án hình sự được đầy đủ, nhanh chóng và chính xác, đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, Khoản 1 Điều 170 và Khoản 1 Điều 242 BLTTHS 2015 quy định trong những trường hợp nhất định có thể nhập vụ án hình sự để điều tra, truy tố.

Cụ thể là:

Có thể nhập để tiến hành điều tra, truy tố trong cùng một vụ án những trường hợp sau:

+ Bị can phạm nhiều tội.

+ Bị can phạm tội nhiều lần:

+ Nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm.

+ Cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm.

Khi nhập vụ án để tiến hành điều tra, truy tố cũng cần lưu ý, không được nhập các vụ án hình sự để điều tra, truy tố nếu các vụ án đó là những vụ án riêng biệt, các tội phạm đã được thực hiện không có quan hệ với nhau hoặc hoạt động của các bị can trong các vụ án đó không có quan hệ với nhau.

Đối với việc tách vụ án hình sự, yêu cầu đối với các “Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án”. Đối với Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can: “Bị can bỏ trốn; Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.

Điều đặc biệt là Quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.

4. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhập vụ án hình sự để điều tra:

Tìm hiểu thêm: Khởi tố vụ án hình sự là gì

Về vấn đề nhập vụ án hình sự để điều tra, thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự có một số vấn đề sau:

Thứ nhất, trường hợp một bị can thực hiện nhiều tội phạm nhưng ở những địa bàn khác nhau do các Cơ quan điều tra khác nhau có thẩm quyền điều tra.

Đây là trường hợp một bị can thực hiện một loại tội phạm nhưng phạm tội nhiều lần và ở những địa bàn khác nhau. Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm đầu tiên tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành tố tụng đối với vụ án đó. Tuy nhiên, các Cơ quan điều tra khác khi phát hiện tội phạm (sau) cũng tiến hành các hoạt động tố tụng tương tự. Mặc dù nhận được yêu cầu nhập vụ án hình sự để điều tra nhưng có trường hợp các Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm (sau) cố tình không nhập vụ án mà độc lập khởi tố, điều tra vụ án đó. Cũng có trường hợp Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm (sau) chậm trễ trong việc phối hợp để nhập vụ án hình sự, dẫn đến việc hết thời hạn điều tra và Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm (trước) phải hoàn thiện hồ sơ, chuyển cho Viện kiểm sát để đề nghị truy tố mà không thể đợi để nhập vụ án.

Xảy ra tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau về việc nhập vụ án trong trường hợp này là do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định chưa chặt chẽ về trường hợp nhập vụ án nếu bị can thực hiện tội phạm ở nhiều địa bàn khác nhau. Cần phải bổ sung các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trường hợp này theo hướng quy định rõ Cơ quan điều tra nào có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra khác nhập vụ án, thời hạn nhập vụ án, trách nhiệm đối với trường hợp chậm trễ trong việc nhập vụ án.

Thứ hai, trường hợp những bị can khác nhau phạm các tội khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau cả về thời gian và không gian hoặc trường hợp một người vừa là bị can, vừa là người bị hại.

Các vụ án có liên quan với nhau là những vụ án hoàn toàn độc lập cả về người phạm tội và tội phạm. Tính liên quan ở đây cũng chỉ được xác định một cách tương đối, không có căn cứ cụ thể thể xác định mức độ liên quan của những vụ án độc lập này.

Mặc dù việc tách vụ án hình sự có thể gây một số khó khăn cho hoạt động tố tụng như tốn kém công sức, lực lượng tố tụng, điều tra viên không thuận lợi trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai…nhưng việc không nhập vụ án là phù hợp với các quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc không nhập vụ án trong giai đoạn điều tra cũng đảm bảo cho các Cơ quan tiến hành tố tụng khác hoạt động được thuận lợi. Rõ ràng Tòa án phải xử trường hợp trên thành 2 vụ án riêng lẻ. Không thể trong cùng một phiên tòa mà một người vừa là bị cáo, vừa là người bị hại.

5. Hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nhập vụ án hình sự để điều tra:

Từ những quy định chưa rõ ràng và thống nhất của Bộ luật Tố tụng hình sự về nhập, tách vụ án hình sự để điều tra cũng như từ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này, chúng tôi đề xuất một số vấn đề nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nhập vụ án hình sự để điều tra như sau:

Một là, tránh dùng những thuật ngữ chung chung trong quy định của điều luật quy định về nhập vụ án hình sự để điều tra vì sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau hoặc hiểu tùy nghi. Khoản 1 Điều 170 quy định: “Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án…”. Quy định này dẫn đến việc tư duy cho rằng việc nhập vụ án để điều tra là quyền, chứ không phải là nghĩa vụ của Cơ quan điều tra, và rằng đây là một quy phạm tùy nghi, Cơ quan điều tra nếu xét thấy thuận lợi cho hoạt động điều tra thì có thể nhập vụ án, không nhập cũng không sao (mặc dù thuộc các trường hợp mà Khoản 1 Điều 170 quy định). Điều này dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, mà nhiều trường hợp việc nhập hay không nhập vụ án ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 170 quy định: “Được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết… và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.”. Thế nào là “trường hợp thật cần thiết” và “không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án” hoàn toàn thuộc nhận định cảm tính của từng Cơ quan tố tụng khi mà hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn. Điều này cũng dẫn đến cách áp dụng khác nhau của các Cơ quan tiến hành tố tụng.

Hai là, Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định rõ ràng hơn theo phương pháp liệt kê, loại trừ từng trường hợp cần tách hoặc nhập vụ án. Và cũng quy định rõ ràng là chỉ được nhập hoặc tách vụ án hình sự để điều tra trong những trường hợp đó mà thôi, tránh trường hợp các Cơ quan điều tra nhập vụ án trong những trường hợp mà Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định như hiện nay.

Ba là, Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định rõ chủ thể tiến hành nhập, tách vụ án hình sự để điều tra trong trường hợp bị can thực hiện tội phạm ở nhiều địa bàn khác nhau theo hướng Cơ quan điều tra phát hiện tội phạm đầu tiên là Cơ quan điều tra có quyền yêu cầu các Cơ quan điều tra khác tiến hành nhập vụ án hình sự để điều tra. Việc nhập vụ án hình sự giữa các Cơ quan điều tra khác nhau phải thông qua Viện kiểm sát. Liên quan đến quy định này cần quy định rõ thời hạn nhập vụ án hình sự từ khi có yêu cầu, trình tự, thủ tục nhập vụ án hình sự…

Bốn là, quy định rõ về thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra trong trường hợp nhập và tách vụ án hình sự để không gây bất lợi cho bị can trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Năm là, trong thời gian chờ Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi cần phải có một thông tư liên tịch giữa ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án hướng dẫn cụ thể về nhập vụ án để áp dụng thống nhất.

Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn kháng cáo hình sự của người bị hại

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !