logo-dich-vu-luattq

Thời gian nghỉ ốm hưởng chế độ BHXH và tiền lương thế nào?

1. Luật sư tư vấn chế độ ốm đau của người lao động

Chế độ ốm đau là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau trên cơ sở đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vậy, người lao động được hưởng thời gian nghỉ ốm đau như nào? Mức hưởng chế độ ốm đau tính như nào? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Thời gian nghỉ ốm đau theo quy định pháp luật;

Xem thêm: Nghỉ ốm hưởng bhxh

+ Mức hưởng chế độ ốm đau;

+ Tiền lương trong thời gian người lao động nghỉ ốm đau;

+ Thủ tục hưởng chế độ ốm đau theo quy định pháp luật;

>> Tư vấn chế độ ốm đau, chế độ tiền lương gọi: 1900.6169

2. Thời gian nghỉ ốm đau, chế độ BHXH và tiền lương theo quy định

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên bị tai nạn do sinh hoạt gia đình (té chấn thương gãy và lún đốt sống L2 trong quá trình sửa chữa điện tại gia đình). Sau khi điều trị tại bệnh viện 6 ngày, tôi được xuất viện và tiếp tục điều trị ngoại trú theo đơn thuốc tái khám hàng tuần của bác sĩ bệnh viện nơi trực tiếp điều trị. Ngoài giấy ra viện (nhập viện 28/01/2018, ra viện 04/02/2018), tôi còn có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (áp dụng cho điều trị ngoại trú) có tính liên tục như sau:

Nghỉ từ ngày 05/02/2018-11/02/2018(Bỏ thời gian nghỉ tết Nguyên Đán).

Nghỉ từ ngày 21/02/2018-27/02/2018.

Nghỉ từ ngày 28/02/2018-06/03/2018Nghỉ từ ngày 08/03/2018-14/03/2018.

Nghỉ từ ngày 15/03/2018-21/03/2018.

Như vậy, tôi phải nghỉ dạy từ ngày 28/01/2018 đến nay (21/03/2018) và còn nghỉ thêm vài tuần nữa do mức độ bình phục chậm. Điều đáng ngại là cột sống phục hồi chậm, tôi phải nghỉ dài ngày. Nay tôi xin được hỏi các câu hỏi sau,

1. Tôi được nghỉ tối đa là bao nhiêu ngày? (Vì chưa bình phục)

2. Nghỉ bao nhiêu ngày mới quá quy định ngày nghỉ cho phép và buột phải bị trừ lương (nghỉ không hưởng lương)?

3. Chế độ bảo hiểm xã hội được chi trả như thế nào cho những ngày nghỉ được phép?

4. Chế độ bảo hiểm xã hội được chi trả như thế nào cho những ngày nghỉ mà quá qui định được phép? Tôi đã tham gia đóng BHXH được tính từ ngày 24/11/1993. Xin chân thành cảm ơn. Xin cảm ơn và trân trọng kính chào.

Đọc thêm: Số tổng đài bảo hiểm xã hội

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thời gian nghỉ chế độ ốm đau

Căn cứ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”.

Đối chiếu với danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư số 46/2016/TT- BYT thì bệnh của bạn không thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày nên bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đâu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể, nếu bạn đã tham gia BHXH liên tục từ năm 1993 đến nay thì bạn sẽ được nghỉ 40 ngày/năm hưởng chế độ ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Mức hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó”.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:

Tìm hiểu thêm: Vay tiền ngân hàng bằng sổ bảo hiểm xã hội

“Điều 6. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau

=

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

x 75 (%) x

Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

24 ngày

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Theo đó, bạn đóng BHXH từ ngày 24-11- 1993 (đã hơn 24 năm đóng BHXH), trong trường hợp bạn nghỉ hưởng chế độ ốm đau thì bạn sẽ được hưởng theo Mức hưởng chế độ ốm đau = tiền lương tháng đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 ngày x 75% x 40 ngày.

Đồng thời, khi hết thời hạn nghỉ trên bạn quay trở lại làm việc mà sức khỏe bạn chưa hồi phục thì bạn sẽ có thời gian nghỉ dưỡng sức là từ 5 đến 10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu khi quay trở lại làm việc với mức hưởng dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở (căn cứ theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội).

Trường hợp nếu đã hết thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thời gian nghỉ phục hồi dưỡng sức mà bạn vẫn tiếp tục có nhu cầu nghỉ thì bạn cần có đơn yêu cầu xin nghỉ không lương. Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau với thời gian xin nghỉ không hưởng lương. Vì căn cứ theo Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:

c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Theo đó, khi bạn nghỉ việc quá thời gian được nghỉ theo chế độ ốm đau và nghỉ không lương thì bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau đối với những ngày bạn nghỉ việc không lương.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Tham khảo thêm: Mức chi trả bảo hiểm thất nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !