logo-dich-vu-luattq

Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp

Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp

Câu hỏi: Kính chào Quý luật sư, tôi có chút vướng mắc mong được Quý luật sư tư vấn: Vào tháng 06/2022, tôi đang có ý định thành lập doanh nghiệp, theo tôi được biết về quy định pháp luật mới nhất thì doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về những ngành nghề được đăng ký kinh doanh? Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp tôi.

Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh trong đăng ký kinh doanh

Trân trọng cảm ơn!

(Câu hỏi được biên tập từ mail gửi đến Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw)

Trả lời: (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Kính chào Quý khách, cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và gửi mail đến cho Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw. Về thắc mắc quy định mới về đăng ký ngành nghề kinh doanh của Quý khách, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến tư vấn qua bài viết dưới đây:

Hoạt động thuộc ngành nghề được đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Quy Dinh Ve Nganh Nghe Dang Ky Kinh Doanh Trong Doanh Nghiep
Quy định về ngành nghề đăng ký kinh doanh trong doanh nghiệp

1. Khái quát chung về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Việc đăng ký kinh doanh đúng và phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty không chỉ nâng cao hiệu quả làm việc của công ty mà còn là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc làm bắt buộc bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Chủ doanh nghiệp có quyền tùy ý lựa chọn ngành nghề mình muốn (hoặc dự định trong tương lai sẽ) kinh doanh. Hiện nay việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

2. Nội dung về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”

Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:

+ Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

+ Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020

+ Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”

Tìm hiểu thêm: Tra cứu mã ngành đăng ký kinh doanh

Như vậy, mặc dù Luật doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh. Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2020 chia ngành, nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề kinh doanh chính.

3.1. Không lựa chọn các ngành nghề kinh doanh pháp luật cấm

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”.

Các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật cấm, bao gồm các hành vi sau đây:

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

3.2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đọc thêm: Phí đăng ký kinh doanh cửa hàng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020: “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Một số điều kiện điển hình như điều kiện về vốn pháp định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội hay sức khỏe của cộng đồng. Ngoài ra, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: Sản xuất mỹ phẩm (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm), Kinh doanh dịch vụ ăn uống (Có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm); Dịch vụ môi giới bất động sản (người có chức danh quản lý phải có chứng chỉ môi giới). Điều kiện này là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.

Một lưu ý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện là trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, bên cạnh việc ghi mã ngành, tên ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi chi tiết văn bản pháp luật quy định về điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh đó, tránh trường hợp bị trả hồ sơ đăng ký kinh doanh. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ rất khó khăn nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của ngành nghề được kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ nên đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong trường hợp đó là ngành nghề bắt buộc hay ngành nghề chính mà doanh nghiệp phải lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trường hợp nếu đó là ngành nghề doanh nghiệp dự tính có thể phát sinh hoạt động kinh doanh sau này thì không nên đăng ký đối với ngành nghề có điều kiện. Khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch Đầu tư cấp cấp, thì bắt buộc phải có thêm một loại giấy tờ quan trọng được gọi là Giấy phép con, hay giấy phép kinh doanh.

3.3. Ngành nghề kinh doanh chính

Ngành nghề kinh doanh chính là một trong những nội dung bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Ý nghĩa của việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là căn cứ để chi cục thuế cấp mã chương, loại, khoản cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Do vậy ngành nghề kinh doanh chính là nội dung được quy định để thống kê, phân loại doanh nghiệp, nó không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với vai trò giới thiệu công ty thì thì ngành nghề kinh doanh chính giúp đối tác nhận biết nhanh chóng về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng, và đầy đủ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thật sự chắc chắn quyết định, cân nhắc kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mình.

Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty là việc quan trọng, bởi doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký. Tuy nhiên doanh nghiệp không cần đăng ký quá nhiều ngành nghề vì sẽ không kiểm soát được những lĩnh vực công ty được phép hoạt động nên dễ sai phạm trong việc xuất hóa đơn hoặc dù doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề đó nhưng chưa đủ điều kiện để kinh doanh… thì cũng bị coi là sai phạm. Khi doanh nghiệp phát triển tốt mà muốn mở rộng kinh doanh thêm các lĩnh vực khác thì doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh sau. Việc này rất đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Đối với thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của luật, thủ tục này chỉ mất 03 ngày kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

*Một số lưu ý về điều lệ và nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo điểm b khoản 1 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 quy định thì:

“1. Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:

…………

b) Ngành, nghề kinh doanh;”

Phạm vi hoạt động của công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần bắt buộc phải được quy định trong điều lệ công ty. Khi có sự thay đổi, bổ sung về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thông báo sự thay đổi này tới cơ quan đăng ký kinh doanh, trong đó phải nêu rõ trong quyết định của doanh nghiệp về việc sửa đổi điều lệ. Trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp có thể quy định là doanh nghiệp được phép hoạt động tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, trừ trường hợp các thành viên hoặc cổ đông muốn giới hạn phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ở một số ngành nghề nhất định. Tuy nhiên quy định này vẫn bị giới hạn bởi các ngành nghề đã được ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (hay giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp quy định trong điều lệ có thể giống hoặc khác với nội dung quy định tại hồ sơ đăng ký kinh doanh và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Nếu phạm vi hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ giống với nội dung quy định tại hồ sơ đăng ký kinh doanh và cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp thì sẽ không phát sinh vấn đề pháp lý và doanh nghiệp chỉ phải tuân thủ theo phạm vi hoạt động đó, tuy nhiên nếu quy định trong hai văn bản này khác nhau về phạm vi hoạt động của doanh nghiệp thì vấn đề sẽ phức tạp hơn. Có quan điểm cho rằng, trường hợp điều lệ công ty quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhiều hơn so với các ngành nghề ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp không được phép kinh doanh các ngành nghề nằm ngoài đó. Ở trường hợp ngược lại nếu hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cổng thông tin đăng ký quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quy định nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh hơn sơ với quy định tại điều lệ thì điều lệ cần sửa đổi cho phù hợp với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề đó.

Trên đây là bài viết tư vấn về thắc mắc của Quý khách liên quan đến hoạt động thuộc ngành nghề được đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin tư vấn có liên quan như: quy định về ngành nghề kinh doanh, ngành, nghề bị cấm kinh doanh…hoặc về các thủ tục hành chính như thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tịn đăng ký kinh doanh, giải thể doanh nghiệp,… xin vui lòng liên hệ với Tổng đài Bộ phận tư vấn pháp luật và thủ tục hành chính của Phamlaw, số hotline 1900 6284. Để sử dụng dịch vụ, Quý khách vui lòng kết nối tới Số hotline: 0973938866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Đọc thêm: Thành lập chi nhánh của công ty nước ngoài

  • thủ tục giải thể công ty tnhh
  • hồ sơ giải thể công ty
  • thủ tục giải thể công ty tnhh 1 thành viên
  • Chế độ kế toán đối với cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phần
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !