logo-dich-vu-luattq

Nên mua bảo hiểm y tế ở bệnh viện nào

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định khi gặp vấn đề về sức khỏe mà cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào nhé!

Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào?

Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Xem thêm: Nên mua bảo hiểm y tế ở bệnh viện nào

1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Đọc thêm: Quy định về sổ bảo hiểm

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.”

Đồng thời, Điều 8 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định:

“Điều 8. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến xã, tuyến huyện

Người tham gia bảo hiểm y tế được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh ban đầu) tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.”

Như vậy, mọi người được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở địa điểm mà mình mong muốn nhưng chỉ giới hạn trong các cơ sở khám chữa bệnh được quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào TPHCM?

Đọc thêm: Thanh toán bảo hiểm thân thể khi nằm viện

Theo báo cáo số 436/TB-BHXH, danh sách bệnh viện bảo hiểm y tế tại TP.HCM có:

  • Các cơ sở khám chữa bệnh công lập tuyến Trung ương, bộ ngành khác: Thống Nhất, 30/4 và bệnh viện 175.
  • Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh: 13 bệnh viện: BV Nhân Dân Gia Định, BV Đa khoa Sài Gòn, BV Nhân Dân 115, BV Nguyễn Trãi, BV Đa khoa Bưu Điện, BV Nguyễn Tri Phương, BV Trưng Vương, BV An Bình, BVn Điều dưỡng PHCN ĐT bệnh Nghề Nghiệp, viện Y dược học dân tộc, BV 7A, BV Chỉnh Hình Và Phục Hồi Chức Năng TP.HCM, BV Nhi đồng thành phố.
  • Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngang với tuyến tỉnh có: bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, bệnh viện Đa khoa Hồng Đức – Chi nhánh III, Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.
  • Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập thuộc tuyến quận, huyện: 55 bệnh viện và phòng khám.
  • Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ngang với tuyến huyện: 78 bệnh viện và phòng khám.

Cách đọc thông tin chuẩn trên thẻ bảo hiểm y tế

  • Ô thứ nhất (2 ký tự đầu tiên): Ký hiệu bằng chữ là đối tượng tham gia. Trường hợp người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đó là mã đối tượng đóng BHYT được xác định đầu tiên theo quy định tại Điều 1: Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT.
  • Ô thứ 2 (1 ký tự tiếp): Mức hưởng và được ký hiệu bằng số. Trường hợp người thuộc nhiều đối tượng tham gia thì mức hưởng ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
  • Ô thứ 3 (2 ký tự tiếp): Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – Nơi sẽ phát hành thẻ BHYT được ký hiệu bằng số ( đã được quy định theo mã tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg về việc thông báo mã số danh mục hành chính mới).
  • Ô thứ 4 (2 ký tự tiếp): đây là mã quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh – Nơi sẽ quản lý đầu mối của người tham gia BHYT
  • Riêng đối tượng do tỉnh trực tiếp thu sẽ có ký hiệu 00.
  • Ô thứ 5 (3 ký tự tiếp): Mã đơn vị quản lý, theo địa giới hành chính và theo đối tượng.
  • Ô thứ 6 (5 ký tự cuối cùng): Sẽ là số thứ tự của người tham gia bảo hiểm y tế trong 1 đơn vị, được ký hiệu bằng số (theo số từ 00001 đến 99999).

Lợi ích khi có bảo hiểm y tế?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014: Người bệnh khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến có trong danh sách bệnh viện bảo hiểm y tế tại TPHCM sẽ được quỹ bảo hiểm thanh toán với mức viện phí:

  • Được thanh toán 100% chi phí đối với các trường hợp: Công an, bộ đội, cựu chiến binh, người có công với cách mạng, người thuộc diện hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người có thời gian tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục và có thanh toán tiền khác bên cạnh chi phí khác,…
  • Được thanh toán 95% chi phí đối với trường hợp: Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, hộ gia đình cận nghèo,…
  • Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh với các đối tượng khác.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mua bảo hiểm y tế cho người trên 60 tuổi hiện nay ra sao?
  • Mua bảo hiểm y tế cần giấy tờ gì?
  • Bảo hiểm y tế có thời hạn 5 năm được hưởng quyền lợi gì?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Nên đăng ký bảo hiểm ở bệnh viện nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; coi mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0967 370 488 .

Facebook: www.facebook.com/luatsuxTiktok: https://www.tiktok.com/luatsuxYoutube: https://www.youtube.com/Luatsux

Đọc thêm: Cách tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp

Câu hỏi thường gặp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !