logo-dich-vu-luattq

Mua bảo hiểm thai sản tự nguyện

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên đã dạy hợp đồng nhiều năm ở trường, nhưng chỉ đóng BHXH tự nguyện được 18 tháng. Nay tôi mới trúng tuyển được vào Viên chức Nhà nước kể từ ngày 28/7/202x. Đến cuối tháng 10/202x tôi sinh con. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong được trả lời!

Xem thêm: Mua bảo hiểm thai sản tự nguyện

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung bạn yêu cầu tư vấn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

1. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:

“Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”

Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014 về đối tượng áp dụng của luật này như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Tham khảo thêm: Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội

…c) Cán bộ, công chức, viên chức;”

>> Giải đáp về chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện, gọi: 1900.6169

Theo quy định trên, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động và viên chức thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, được áp dụng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Bạn là giáo viên dạy theo Hợp đồng nhiều năm ở trường, sau đó trúng tuyển viên chức thì đều thuộc trường hợp là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng các điều kiện luật định.

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo quy định trên, lao động nữ khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản với điều kiện là phải đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

3. Cách xác định thời gian tham gia BHXH 12 tháng trước khi sinh

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Theo thông tin cung cấp, bạn có nêu là đến cuối tháng 10/2021 sẽ sinh con. Vì chưa thể xác định cụ thể ngày sinh nhưng cụm từ “cuối tháng” có thể hiểu theo nghĩa là đã qua ngày 15 của tháng đó. Khi đó, cần chia 02 trường hợp để xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

Trường hợp 1: Cuối tháng 10/202x bạn sinh con và tháng đó có đóng BHXH thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2020 đến hết tháng 10/2021 nếu bạn có đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Trường hợp 2: Cuối tháng 10/202x bạn sinh con và tháng đó không đóng BHXH tháng sinh con không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến hết tháng 9/202x nếu bạn có đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên thì sẽ được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

4. Thời gian đóng BHXH tự nguyện có được tính hưởng thai sản không

Trường hợp của bạn, trước khi được tuyển dụng vào viên chức, bạn là giáo viên hợp đồng nhưng không được tham gia BHXH bắt buộc mà chỉ tham gia BHXH tự nguyện. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì BHXH tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Do đó, 18 tháng tham gia BHXH tự nguyện không được tính vào thời gian tham gia BHXH để tính hưởng chế độ thai sản. Bạn bắt đầu tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 8/2021, đến tháng 10/2021 sinh con nên không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Tìm hiểu thêm: CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !