logo-dich-vu-luattq

Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế vốn là vấn đề mà mỗi gia đình đều gặp phải trong đời sống hiện nay. Vậy thủ tục nhận di sản thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc thực hiện như thế nào ? Cách thức lập, soạn thỏa văn bản thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể dưới bài viết sau đây.

so do

Xem thêm: Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

Mẫu văn bản thừa kế quyền sử dụng đất

1. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hồ sơ gồm:

+ Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất.

+ Văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như văn bản thừa kế quyền sử dụng đất (di chúc, biên bản phân chia thừa kế hoặc bản án).

+ Quyết định giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

+Và một số giấy tờ quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP);

+ Trường hợp bên chuyển nhượng là chủ sở hữu tài sản không đồng thời là người sử dụng đất thì phải có văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho tài sản gắn liền với đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện theo quy định của pháp luật.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Điều kiện thực hiện thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì điều kiện để người sử dụng đất thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất có văn bản thừa kế quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Theo đó, điều kiện có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

  • Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với đất) mà người đó đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:
  • Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất đó.
  • Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với đất.
  • Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với đất không được phép tồn tại trên đất đó thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Mẫu đơn đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện)………..thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân quận(huyện).

Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………………….

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: ……cấp ngày …/…./…… tại ……..

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Là ……..của ông/bà………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo ………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Nếu nhiều người cùng đề nghị nhận thừa kế thì ghi như sau:

Chúng tôi là :

1. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại ….

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Tham khảo thêm: Mẫu văn bản cam kết tài sản chung

Là ……..của ông/bà…………………………………………

(ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

2. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày …/…./…… tại ……….

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Tham khảo thêm: Mẫu văn bản cam kết tài sản chung

Là ……..của ông/bà…………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

3. (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: …………….cấp ngày …/…./…… tại …

Hộ khẩu thường trú:.(Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …

Tham khảo thêm: Mẫu văn bản cam kết tài sản chung

Là ……..của ông/bà…………………………………………

( ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Theo …………………………………………………………

(ghi rõ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)

Tôi (chúng tôi) là người thừa kế của ông(bà) ………….. chết ngày …/…./……….. theo Giấy chứng tử số……….do Uỷ ban nhân dân …………cấp ngày…/…./…….. Tôi (chúng tôi) xin đề nghị nhận thừa kế của ông(bà) ……………để lại như sau:

(Trong phần này phải ghi rõ: di sản để lại và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)

……………………………………………..………………………

……………………………………………………………

……………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan:

+ Những thông tin đã ghi trong Văn bản đề nghị nhận thừa kế này là đúng sự thật;

+ Ngoài tôi (chúng tôi) ra, ông(bà) ………………………….. không còn người thừa kế nào khác;

+ Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do tôi (chúng tôi) tự nguyện lập.

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tìm hiểu thêm: Mẫu 03 – TT, Mẫu C42 – HD – Giấy đề nghị tạm ứng mới nhất

Tôi (chúng tôi) đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Tôi (chúng tôi) đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

Người đề nghị nhận thừa kế

LỜI CHỨNG CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CHỨNG THỰC

Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………………………………………)

(Trường hợp chứng thực ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu chứng thực được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

Tại Ủy ban nhân dân quận (huyện) ……………. thành phố Hồ Chí Minh.

(Trường hợp việc chứng thực được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện chứng thực và Ủy ban nhân dân)

Tôi (ghi rõ họ tên, chức vụ của người thực hiện chứng thực) ……………quận (huyện) …………….thành phố Hồ Chí Minh.

Chứng thực:

– Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do ông(bà) ……………………………………… lập;

– Tại thời điểm chứng thực, người (những người) đề nghị nhận thừa kế có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; người (những người) đề nghị nhận thừa kế cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung văn bản đề nghị nhận thừa kế và cam đoan khụng cũn người thừa kế nào khác

– Sau khi thực hiện niêm yết nội dung đề nghị nhận thừa kế tại ……………… từ ngày ……… tháng ….. năm ….. đến ngày ……. tháng ……… năm ……… Ủy ban nhân dân quận (huyện)……………………………..thành phố Hồ Chí Minh không nhận được khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc có thêm người thừa kế khác hoặc liên quan đến di sản;

– Nội dung đề nghị nhận thừa kế phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người (những người) đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe Người có thẩm quyền chứng thực đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người (những người)đề nghị nhận thừa kế đã nghe người làm chứng đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Văn bản đề nghị nhận thừa kế này được lập thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), cấp cho người (những người) đề nghị nhận thừa kế ……….. bản chính; lưu tại Phòng Tư pháp một bản chính.

Số chứng thực …………….., quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.

Người có thẩm quyền chứng thực

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)

4. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về văn bản thừa kế quyền sử dụng đất. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Hotline: 1900 3330

Zalo: 0967 370 488

Đọc thêm: Xin giấy xác nhận độc thân online

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !