logo-dich-vu-luattq

Mẫu hợp đồng đặt cọc đất

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc đất

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, về bản chất, Hợp đồng đặt cọc chính là một dạng thỏa thuận nhằm để ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác.

Trên thực tế, người dân có thể đặt cọc để mua bán nhà, mua bán đất, mua bán hàng hóa hoặc đặt cọc để thuê nhà… Mặc dù không có quy định nào yêu cầu các bên phải đặt cọc, tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện thỏa thuận, hợp đồng khác, các bên vẫn thường xuyên sử dụng Hợp đồng đặt cọc, nhất là trong các Hợp đồng mua bán bất động sản.

2. Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?

Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

Nhưng, để đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng này, việc công chứng, chứng thực là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này. Bởi, trong quá trình Tòa án giải quyết tranh chấp, hợp đồng công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng này không phải chứng minh, trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu.

3. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?

Tham khảo thêm: Chủ thể của hợp đồng lao động là

Theo Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, Điều 407 quy định:

1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

Như vậy, Hợp đồng đặt cọc sẽ vô hiệu nếu không đáp ứng được các điều kiện trên.

Thứ nhất, chủ thể của Hợp đồng đặt cọc bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không tự nguyện tham gia ký kết Hợp đồng đặt cọc hoặc Hợp đồng chính.

Đọc thêm: Thanh lý hợp đồng vay tiền vpbank

Thứ hai, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo (nhằm che giấu một hợp đồng khác); do nhầm lẫn; hoặc do bị lừa dối, cưỡng ép.

Thứ tư, Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được…

4. Mức phạt cọc được quy định thế nào?

Theo nguyên tắc của pháp luật dân sự thì các bên được phép thỏa thuận về mức phạt khi không thực hiện đúng thỏa thuận, Hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ điều này, khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mức phạt cọc như sau:

“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Như vậy:

– Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.

– Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Ví dụ: A ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán đất cho B với số tiền 100 triệu đồng. Nếu A và B không có thỏa thuận và A không bán đất cho B nữa, A phải trả lại cho B 100 triệu và bị phạt cọc thêm 100 triệu đồng. Nếu B không mua đất sẽ bị mất 100 triệu đồng đã cọc.

5. Mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến

5.1. Hợp đồng đặt cọc mua đất

5.2. Hợp đồng đặt cọc mua nhà đất

5.3. Hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

5.4. Hợp đồng đặt cọc thuê nhà

5.5. Hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa

Trên đây là các mẫu Hợp đồng đặt cọc phổ biến và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu còn thắc mắc về Hợp đồng đặt cọc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Video: Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất: Những điều cần biết

Tham khảo thêm: Bảo đảm thực hiện hợp đồng

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !