logo-dich-vu-luattq

Mã số thuế và mã số doanh nghiệp

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký mã số thuế và mã số doanh nghiệp là các bước vô cùng quan trọng. Đối với mã số doanh nghiệp và mã số thuế có liên quan gì tới nhau. Mã số thuế liệu có chính là mã số doanh nghiệp? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia hôm nay sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này.

1. Mã số doanh nghiệp là gì?

Khái niệm mã số doanh nghiệp: Căn cứ quy định tại Điều 30, Luật doanh nghiệp năm 2014 và Điều 8, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp được hiểu như sau: : Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.”

Xem thêm: Mã số thuế và mã số doanh nghiệp

Như vậy, ta có thể hiểu mã số doanh nghiệp chính là một mã số mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký thành lập doanh nghiệp cấp cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp đó sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của mình. Mã số doanh nghiệp được hiểu như một mã số hóa cho doanh nghiệp để dễ sử dụng hơn, việc quản lý doanh nghiệp về thuế, về lĩnh vực hoạt động, về hiện trạng hoạt động đối với cơ quan nhà nước quản lý về doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

2. Quy định về mã số thuế của doanh nghiệp:

Cũng như chính tên gọi của nó, mã số thuế doanh nghiệp là một mã số mà cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp và được sử dụng liên quan đến các vấn đề về thuế. Mã số thuế được cấp sau khi doanh nghiệp thành lập và tiến hành thủ tục đăng ký thuế hoàn tất.

Cũng như mã số doanh nghiệp, mã số thuế của mỗi doanh nghiệp là khách nhau. Việc doanh nghiệp được cấp mã số thuế riêng để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của mình đặc biệt là liên quan đến hoạt động về thuế. Mã số thuế doanh nghiệp được sử dụng trong suốt quá trình làm việc của công ty của doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp về thuế đối với cơ quan nhà nước quản lý về doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

3. Mối liên hệ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế:

Khi tiến hành xong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước cấp cho mã số doanh nghiệp và đồng thời đây cũng chính là mã số thuế để sử dụng trong chính quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp như sau:

“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2022

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định này thì mã số doanh nghiệp hiện nay sẽ đồng thời là mã số thuế. Việc tiến hành thực hiện đồng bộ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế như vậy giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như việc thực hiện thủ tục kê khai thuế và các văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.

4. Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư Luật Dương Gia, em có một vấn đề vướng mắc cần hỏi luật sư, mong luật sư Luật Dương Gia giải đáp cho em. Luật sư cho em hỏi. Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không. Công ty em được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2014. Công ty em là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Và quy trình để cấp mã số doanh nghiệp là như thế nào và hồ sơ gồm những gì? Em xin trân thành cảm ơn luật sư Luật Dương Gia.

Luật sư tư vấn:

Tìm hiểu thêm: Thuế môn bài 2022: Mức nộp bao nhiêu? Hạn nộp thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 30, Luật doanh nghiệp năm 2014 và Điều 8, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp như sau:

Điều 30. Mã số doanh nghiệp

1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP lại quy định về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc, mã số địa điểm kinh doanh như sau:

“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

6. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Xem thêm: Hiệu chỉnh thông tin ghi sai khi đăng ký mã số thuế cá nhân

7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế dovi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.

Đọc thêm: 1 CIT Là Gì? CIT Là Thuế Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về CIT

9. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.”

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định này thì mã số doanh nghiệp hiện nay sẽ đồng thời là mã số thuế, Khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Và mã số doanh nghiệp được cung cấp cũng chính là mã số thuế mà cơ quan chức năng cấp cho doanh nghiệp. Việc tiến hành thực hiện đồng bộ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế như vậy giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như việc thực hiện thủ tục kê khai thuế và các văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên như sau:

Hồ sơ được quy định tại Điều 22, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động, chuyên gia nước ngoài

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi đủ hồ sơ theo quy định.Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: Quy định mới về mã số doanh nghiệp? Cách tra cứu mà số doanh nghiệp?

Đọc thêm: Mã số doanh nghiệp là mã số thuế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !