logo-dich-vu-luattq

Quy định mới về phân chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất, nhà ở ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến gọi: 1900.6162

Xem thêm: Luật chia tài sản

Trả lời

1.1 Di chúc là gì ?

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015 Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Xem thêm: Luật chia tài sản

1.2 Hình thức của di chúc

1.3 Di chúc miệng trường hợp nào mới được coi là hợp pháp ?

Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Bộ Luật Hình Sự Qua Các Thời Kỳ

Bố mẹ bạn mất không để lại di chúc về sở hữu đất đai nhưng lại nói bằng miệng rằng cho bạn quyết định tất cả. Theo quy định tại khoản 5, Điều 630, Bộ luật dân sự năm 2015 thì: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

=> Chiếu theo quy định trên, thì có thể thấy rõ ràng Di chúc miệng trong trường hợp này của bạn là không hợp pháp.

Xem thêm: Luật chia tài sản

1.4 Thừa kế theo pháp luật:

Bên cạnh đó, tại Điều 650, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật cụ thể:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tham khảo thêm: Tính bắt buộc chung của pháp luật

=> Như vậy, đối với trường hợp của bạn là thừa kế theo pháp luật. Do đó, Quyền sử dụng đất mà bố mẹ bạn để lại sẽ do những người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ bạn thừa hưởng. Bao gồm: ông, bà của bạn (nếu còn sống), 4 chị em của bạn, và bạn. Vì tại Điều 651 có quy định: Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tiếp theo, quy định tại khoản 2, Điều 651 cũng đưa ra cách phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật như sau: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.” Vì vậy, Quyền sử dụng đất sẽ được chia đều cho 5 chị em nhà bạn.

Kết luận: Nếu bạn muốn hợp thức hóa quyền sử dụng đất, một mình đứng tên chủ sở hữu mảnh đất để say này có thể bán thì: Hoặc là 4 chị, em gái của bạn từ chối quyền nhận di sản; hoặc là 4 chị, em gái của bạn đồng ý bằng văn bản để cho bạn hưởng toàn bộ di sản của bố mẹ để lại.

Còn về thủ tục thực hiện thừa kế quyền sử dụng đất bạn có thể tham khảo tại đây: Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất; Tư vấn thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất

Tham khảo thêm: 4 hình thức thực hiện pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !