logo-dich-vu-luattq

Luật bãi nại tai nạn giao thông

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không? (Ảnh minh họa)

Xem thêm: Luật bãi nại tai nạn giao thông

1. Khi nào gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Làm chết người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Đây là khung hình phạt cơ bản của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

2. Có đơn bãi nại thì có bị khởi tố không?

Tham khảo thêm: đặc điểm của áp dụng pháp luật

Theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2021) quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Cụ thể gồm những tội phạm sau:

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135)

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136)

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138)

– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139)

– Tội hiếp dâm(Điều 141)

– Tội cưỡng dâm (Điều 143)

-Tội làm nhục người khác (Điều 155)

Đọc thêm: Khoản 2 điều 468 bộ luật dân sự 2015

– Tội vu khống (Điều 156)

Do đó, với Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) dù có đơn bãi nại thì vẫn bị khởi tố vụ án để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Bồi thường thiệt hại có được miễn trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), để có thể được miễn trách nhiệm hình sự cần thỏa đủ 3 điều kiện sau:

– Thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác

– Đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả

– Được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự

Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định “có thể” được miễn trách nhiệm hình sự. Do đó, việc hòa giải, bồi thường cho gia đình người bị hại không mặc nhiên người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự (không phải đi tù).

Từ quy định trên, người phạm tội gây tai nạn giao thông thuộc khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với lỗi vô ý hoặc thuộc khoản 2 Điều này thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự (không bị đi tù) nếu đã bồi thường đầy đủ và có đơn bãi nại của bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại.

Hạnh Nguyên

Tìm hiểu thêm: điều 52 bộ luật hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !