logo-dich-vu-luattq

Văn bản lập quy là gì? So sánh sự khác biệt giữa lập pháp và lập quy

Văn bản lập quy – một cụm từ không quá xa lạ trong các thuật ngữ pháp lý. Mặc dù là một cụm từ quen thuộc, nhưng mọi người thường chỉ hiểu về cụm từ này một cách mơ hồ và chưa tìm hiểu rõ ràng về nó. Vì chưa nắm được rõ khái niệm cụm từ “văn bản lập quy”, chúng ta thường rất dễ nhầm lẫn với khái niệm “lập pháp”. Vậy thì, văn bản lập quy là gì? Lập quy và lập pháp có phải là một không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Văn bản lập quy là gì?

Trước khi nghiên cứu khái niệm văn bản lập quy, chúng ta cần phải hiểu rõ cụm từ “lập quy” có ý nghĩa như thế nào. Bởi lẽ, văn bản lập quy được xuất từ hoạt động lập quy.

Xem thêm: Lập quy là gì

Lập quy là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trên đặt ra các quy định, gọi chung là văn bản dưới luật để thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Từ khái niệm về hoạt động lập quy, ta có thể rút ra khái niệm văn bản lập quy như sau:

Văn bản lập quy là văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan khác có thẩm quyền ban hành để thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Ví dụ: Để thi hành quy định về trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất tại Điều 55 Luật Đất đai 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2014/NĐ-CP để hướng dẫn thi hành điều luật trên. Nghị định 45/2014/NĐ-CP được gọi là văn bản lập quy.

2. Lập pháp là gì?

Lập pháp là một trong ba nhánh quyền lực nhà nước, bên cạnh quyền hành pháp và quyền tư pháp.

Hiểu theo nghĩa rộng thì trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, quyền lập pháp là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật.

3. Điểm khác biệt giữa lập pháp và lập quy

So sánh sự khác biệt giữa lập pháp và lập quy – Hình minh họa

Thoạt nhìn, hoạt động lập pháp và lập quy đều là hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng giữa hoạt động lập pháp và lập quy vẫn có những đặc điểm khác biệt rõ rệt.

3.1. Về thẩm quyền thực hiện

– Hoạt động lập pháp là hoạt động của cơ quan lập pháp – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất

– Hoạt động lập quy là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan khác

Như vậy, hoạt động lập pháp được tiến hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) còn hoạt động lập quy được tiến hành bởi các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Giá trị pháp lý của văn bản lập pháp và văn bản lập quy

Gíá trị pháp lý của văn bản lập pháp và văn bản lập quy – Hình minh họa

Dựa vào cơ quan có thẩm quyền ban hành, chúng ta có thể nhận thấy rằng giá trị của văn bản pháp luật được lập thông qua hoạt động lập pháp có giá trị pháp lý cao hơn các văn bản pháp luật được lập thông qua hoạt động lập quy.

3.3. Về thời điểm tiến hành

– Hoạt động lập pháp được tiến hành thường xuyên và được thực hiện theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ của Quốc hội.

– Hoạt động lập quy bắt đầu ở điểm kết thúc của lập pháp.

Sở dĩ có sự khác biệt về thời điểm như vậy vì với các văn bản được lập thông qua quá trình lập pháp (bao gồm Luật, pháp lệnh, nghị quyết) có giá trị pháp lý cao hơn các văn bản được lập thông qua quá trình lập quy. Hơn thế nữa, các văn bản dưới luật được ban hành thông qua hoạt động lập quy là dựa vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trên. Cho nên, thời điểm tiến hành của hoạt động lập pháp và hoạt động lập quy phải khác nhau.

3.4. Về phạm vi thực hiện

– Đối với hoạt động lập pháp:

Khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định như sau:

“1. Quốc hội ban hành luật để quy định:

a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

Đọc thêm: Tiền tệ là gì? Phân tích bản chất và các chức năng của tiền tệ?

b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;

c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;

đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;

e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;

i) Trưng cầu ý dân;

k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.”

– Đối với hoạt động lập quy:

Khác với phạm vi thực hiện của hoạt động lập pháp, để xác định hoạt động lập quy thì tồn tại 2 quan điểm:

+ Quan điểm 1: Phạm vi hoạt động của lập quy được xác định dựa trên nguyên tắc “loại trừ thẩm quyền”. Có nghĩa rằng, phạm vi lập quy sẽ nằm ngoài những lĩnh vực, những vấn đề nằm trong phạm vi lập pháp.

+ Quan điểm 2: Phạm vi lập quy sẽ phụ thuộc vào lập pháp. Ví dụ như là Nghị định của Chính phủ được ban hành nhằm: chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước…

Đối với hai quan điểm trên, quan điểm 2 được đại đa số các nhà làm luật đồng ý. Vì dựa vào bản chất của hoạt động lập quy, phạm vi lập quy khi phụ thuộc vào lập pháp sẽ tránh được các trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo, trái luật.

3.5. Về trình tự, thủ tục thực hiện

Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động lập pháp thường phức tạp hơn hoạt động lập quy.

– Đối với lập pháp: Ví dụ như hoạt động ban hành luật thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

+ Lập chương trình;

+ Tổ chức soạn thảo, trong quá trình tổ chức soạn thảo cần thành lập ban soạn thảo; tổ chức lấy ý kiến tham gia, thẩm định; Chính phủ xem xét trước khi Quyết định trình Quốc hội; thẩm tra; Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, sau đó mới chính thức trình Quốc hội.

+ Quốc hội tiến hành thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án Luật, tùy vào từng Luật mà có thể thông qua tại một, hai, hoặc ba kỳ họp.

Tham khảo thêm: Hình thức kinh doanh là gì

– Đối với lập quy: Ví dụ như hoạt động ban hành Nghị định của Chính phủ thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

+ Đề xuất xây dựng Nghị định;

+ Tổ chức soạn thảo; trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến tham gia trước khi thẩm định;

+ Chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo;

+ Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo.

Như vậy, thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm của văn bản lập quy, từ đó có thể so sánh giữa lập quy và lập pháp có những điểm khác biệt nào. Nhìn chung, lập pháp và lập quy có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Luật được ban hành thông qua hoạt động lập pháp nhưng để Luật có thể đi sâu vào đời sống xã hội thì cần phải có hoạt động lập quy.

4. Căn cứ pháp lý

– Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Quốc tế DSP.

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:

Điện thoại: 0967 370 488 8

Hotline: 0967 370 488 hoặc 089 661 7728

Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn

Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA

Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!

Tìm hiểu thêm: Hành vi bắt cóc là gì? Khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

Tìm hiểu thêm: Hành vi bắt cóc là gì? Khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !