logo-dich-vu-luattq

Kỷ luật lao động là gì? Những quy định của pháp luật về kỷ luật lao động?

1. Kỷ luật lao động là gì?

Kỷ luật lao động có thể coi là một yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình tổ chức lao động. Mối quan hệ lao động khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì cách thức duy trì và tổ chức kỷ luật lao động khác nhau. Trong Bộ luật lao động 2019 Điều 117 quy định: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.” Theo khái niệm này, kỷ luật lao động quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong việc tuân thủ vào các nội dung được quy định trong nội quy lao động. Nội quy lao động là một văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự bao gồm các nội dung cơ bản sau: Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động và vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Như vậy, trong một doanh nghiệp các bên phải tuân thủ kỷ luật thời gian, kỷ luật điều hành, kỷ luật công nghệ bảo an, kỷ luật bảo mật, kỷ luật đối với hành vi vi phạm…

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đối với kỷ luật lao động

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Việc ban hành nội quy lao động, xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là thuộc chức năng, trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh hợp pháp của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành bình thường và có hiệu quả. Nội quy lao động ghi nhận những quy tắc làm việc, những nội dung của kỷ luật lao động và là căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để xây dựng được một bản nội quy hợp pháp thì cần phải tuân thủ theo các trình tự thủ tục nhất định: Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác, trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp; đối với các đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải đăng ký bản nội quy lao động tại cơ quan lao động cấp Tỉnh. Chú ý: đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, nội quy lao động được quy định trong nội quy hoặc quy chế của cơ quan và không phải đăng ký.

Xem thêm: Kỷ luật lao động

– Trách nhiệm của người lao động đối với kỷ luật lao động: Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động người lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật và doanh nghiệp. Sự tuân thủ kỷ luật lao động của người lao động cụ thể hóa thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ sau:

Tìm hiểu thêm: Theo luật doanh nghiệp có mấy loại công ty

+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

3. Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động

– Trách nhiệm kỷ luật lao động: Trách nhiệm kỷ luật là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do Nhà nước quy định. Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do đó nó có các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, trách nhiệm kỷ luật lao động vẫn có những đặc trưng cơ bản như sau:

Đọc thêm: Luật thương mại số 36 2005 qh11

>&gt Xem thêm: Ngày công tính lương được quy định như thế nào theo pháp luật lao động ?

+ Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có thể tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện tham gia tuyển dụng lao động.

+ Đối tượng bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người lao động. Người lao động là người đủ điều kiện tham gia quan hệ lao động có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ lao động.

+ Trách nhiệm kỷ luật lao động thể hiện ở sự gánh chịu những hậu quả bất lợi đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu các biện pháp cưỡng chế quy định ở chế tài của quy phạm pháp luật lao động.

Tìm hiểu thêm: Luật quản lý tài sản công

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !