logo-dich-vu-luattq

Không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ

Nhiều trường hợp người lao động sang công ty mới làm việc tuy nhiên lại chưa được công ty cũ chốt BHXH. Trường hợp này người lao động có được đóng tiếp BHXH tại công ty mới không? Những thông tin được BHXH điện tử eBH chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ

Xem thêm: Không lấy được sổ bảo hiểm ở công ty cũ

Chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ, vẫn được đóng tiếp BHXH tại công ty mới.

1. Quy định về việc chốt sổ BHXH

Tham gia BHXH vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi đối với người lao động (NLĐ). NLĐ tham gia BHXH sẽ nhận được rất nhiều các lợi ích trong đó có chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… các chế độ này đảm bảo lợi ích của NLĐ trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp.

Căn cứ Khoản 3, Điều 48, Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm:

“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”

Như vậy, NLĐ sau khi nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động với công ty cũ) thì công ty cũ có trách nhiệm hoàn thành xác nhận thời gian đóng BHXH (chốt sổ BHXH) và trả lại sổ BHXH cho người lao động.

Trường hợp công ty cũ không thực hiện thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 01 – 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm (theo quy định tại Khoản 1, Điều 11, Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

>> Không chốt sổ BHXH cho người lao động doanh nghiệp có bị phạt Xem thêm

2. Chưa chốt sổ tại công ty cũ có được đóng BHXH ở công ty mới

Trong trường hợp người lao động đến công ty mới làm việc mà công ty cũ vẫn chưa chốt sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn vẫn có thể đóng bảo hiểm ở Công ty/ nơi làm việc mới.

Tìm hiểu thêm: Không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền

Theo quy định hiện hành, chưa có văn bản pháp lý nào quy định việc chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ thì không được đóng BHXH ở công ty mới.

Tuy nhiên, NLĐ cần lưu ý các vấn đề sau để được đóng BHXH ở công ty mới:

(1) Phải có hợp đồng lao động tại công ty mới

Căn cứ theo quy tại Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, để được đóng BHXH bắt buộc NLĐ làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp là công dân Việt Nam phải đảm bảo:

Người lao động có thể tham gia BHXH tại công ty mới

Để đóng BHXH ở công ty mới người lao động phải có hợp đồng lao động.

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Do đó, để được đóng BHXH ở công ty mới bạn bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng ít nhất là từ 01 tháng trở lên.

Xem thêm >> Người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?

(2) Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì chưa thể đóng BHXH ở công ty mới

Thông thường khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty cũ, công ty cũ sẽ báo giảm lao động ngay tại tháng NLĐ chấm dứt hợp đồng, để giảm những khoản phí đóng BHXH cho NLĐ đã nghỉ việc. Trường hợp công ty cũ chưa báo giảm lao động thì NLĐ chưa thể đóng BHXH tại công ty mới, do khi này người lao động được xác định là có đồng thời 02 hợp đồng lao động với các đơn vị khác nhau.

Đọc thêm: Số thẻ bảo hiểm y tế là gì

Căn cứ Khoản 1, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH, NLĐ đồng thời có từ 02 hợp đồng trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì NLĐ đóng BHXH và bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Như vậy, chỉ khi công ty cũ báo giảm lao động, người lao động mới có thể tham gia BHXH theo hợp đồng lao động với công ty mới.

(3) Khai báo để được đóng bảo hiểm

Khi thực hiện thủ tục tham gia BHXH bắt buộc, NLĐ thực hiện điền đầy đủ vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và nộp cho người sử dụng lao động.

Người tham gia đã có mã số BHXH chỉ cần khai mã số BHXH cùng các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh,… sau đó nộp để người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH. Các thông tin về quá trình tham gia BHXH người sử dụng lao động có thể tra cứu trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam.

Theo phân tích trên thì người lao động hoàn toàn có thể đóng BHXH ở công ty mới khi chưa chốt sổ BHXH tại công ty cũ. Tuy nhiên, để thuận tiện cho quá trình làm hồ sơ giấy tờ và các thủ tục tại công ty mới, người lao động cần trực tiếp đến tại công ty cũ để làm việc, yêu cầu được chốt sổ BHXH càng sớm càng tốt.

Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay những câu hỏi cần được hỗ trợ giải đáp. Xin vui lòng liên hệ:

BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ EBH

☎️ Tel: 0967 370 488 – Fax: 0967 370 488

🌎 Website: https://ebh.vn/

📞 HOTLINE: 1900558873

🏢 Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tìm hiểu thêm: Thủ tục xin giảm trùng bhxh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !