logo-dich-vu-luattq

Hợp đồng vận chuyển đường biển

1. Cơ sở pháp lý về nội dung cần làm rõ

  • Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015
  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Luật Thương mại năm 2019
  • Nghị định 58/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải

2. Giải thích một số thuật ngữ

– Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

– Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.

Xem thêm: Hợp đồng vận chuyển đường biển

– Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.

– Chủ tàu là người sở hữu tàu biển. Người quản lý, người khai thác và người thuê tàu trần được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tàu quy định tại Bộ luật này theo hợp đồng ký kết với chủ tàu. Tổ chức được Nhà nước giao quản lý, khai thác tàu biển cũng được áp dụng các quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan như đối với chủ tàu.

– Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.

– Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển.

– Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác.

– Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

3. Khái quát về hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

– Thứ nhất, theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Vậy hợp đồng là sự thỏa thuận thể hiện ý chí của các bên với mong muốn xác lập hoặc thay đổi hoặc chấm dứt quyền hay nghĩa vụ của họ.

– Thứ hai, quy định về mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế) tại Điều 27 Luật Thương mại năm 2005 (Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019).

Điều 27. Mua bán hàng hóa quốc tế

Đọc thêm: Hợp đồng công chứng mua bán đất

1. Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Theo đó, hình thức của hợp đồng được quy định như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”

-Thứ ba, theo Điều 1 Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là kết quả của một quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên để đạt được sự nhất trí trong giao thương quốc tế. Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng đôi khi cũng gặp nhiều rắc rối do hệ thống pháp luật khác nhau và bất đồng trong ngôn ngữ, văn hóa kinh doanh. Để tránh xảy ra tranh chấp, các bên cần chú ý một số vấn đề khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Vậy ta có thể hiểu chủ thể ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tuy nhiên, tư cách chủ thể của các đối tượng này sẽ không tuân theo luật điều chỉnh hợp đồng, mà tuân theo luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Một chủ thể mang quốc tịch một quốc gia, trước hết phải tuân thủ pháp luật nước mình về tư cách chủ thể. Pháp luật một quốc gia khác không thể điều chỉnh tư cách chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước khác. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự của một cá nhân được quy định tại mục I Chương II còn năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định tại mục I Chương IV bộ luật này. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần thiết phải làm rõ tư cách chủ thể của cách bên. Nếu một bên không có tư cách chủ thể, có khả năng hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

4. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo Điều 145 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau:

Điều 145. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Như đã nêu ở trên, hợp đồng là sự thảo thuận giữ các bên mong muốn xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình.

Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được quy định đó là sự thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.

5. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Theo Điều 146 của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

Điều 146. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng cho thuê nhà kinh doanh

1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.

Theo đó, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm 2 loại:

a. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: Là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bàng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phàn tàu cụ thể mà chỉ cân cứ vào chủng loại, số luợng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hình thức loại hợp đồng này do hai bên thỏa thuận, sở dĩ loại hợp đồng này có tên gọi như vậy vì bằng chứng của loại hợp đồng này thường thể hiện dưới dạng chúng từ như vận đơn hoặc giấy gửi hàng do người vận chuyển cấp cho người thuê vận chuyển.

b. Hợp đồng vận chuyên theo chuyên: Là loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bàng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên cả tàu hoặc một phần cụ thể của con tàu để vận chuyển hàng hóa theo chuyến đó. Hình thức loại hợp đồng này bát buộc phải bằng vãn bản. Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, các giao dịch bằng fax, email, điện tín, telex cũng được coi là bằng văn bản.

Trong thương mại và hàng hải quốc tế ngoài hai loại hợp đồng như trên còn có loại hợp đòng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhiều chuyến liên tục (thường áp dụng cho vận chuyển hàng rời, khối lượng lớn, giao hàng trong một khoảng thời gian dài) gọi là Contract of Affreightment, viết tát là COA.

Một dạng hợp đồng vận chuyển hàng hóa bàng đường biển nfla cũng có thể thấy trong thương mại hàng hải quốc tế gọi là Trip Charter hay còn gọi là Trip Time Charter. Đây là dạng hợp đồng thuê tàu định hạn theo chuyến (không thuê theo thời gian nhiều chuyến – period). Thuật ngữ này đôi khi còn dùng để nói về hợp đồng vân chuyển theo chuyến (voyage charter).

Theo đó các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có những đặc điểm sau:

a. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.

b. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

c. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

d. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

e. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Trân trọng!

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng vay tiền theo quy định của pháp luật hiện hành

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !