logo-dich-vu-luattq

Hình thức pháp luật là gì

Khái niệm hình thức pháp luật

Mỗi quốc gia có một nền pháp luật riêng với những hình thức thể hiện nhất định và ngay trong một quốc gia cũng có thể đồng thời có những cách biểu hiện khác nhau của pháp luật. Tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng xã hội, của mỗi nước mà Nhà nước chấp nhận hoặc thừa nhận hình thức pháp luật này hay hình thức pháp luật khác. Những phân tích ở Chương 2 giáo trình này cho thấy bản chất của pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền trong xã hội. Nhưng bản thân ý chí của giai cấp thống trị chưa phải là luật pháp. Để ý chí đó trở thành luật pháp, giai cấp thống trị phải tìm cách thể hiện ý chí của mình thành ý chí của nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị biến ý chí của mình thành pháp luật. Khoa học pháp lý gọi cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị như vậy là hình thức pháp luật.

Hình thức pháp luật (hay còn gọi là nguồn pháp luật) là cách thức biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị mà thông qua đó, ý chí trở thành pháp luật.

Xem thêm: Hình thức pháp luật là gì

Đặc điểm của hình thức pháp luật

Dựa vào sự phân tích khái niệm trên, có thể nêu ra các đặc điểm của hình thức pháp luật:

– Hình thức pháp luật là sản phẩm của tư duy trên cơ sở những điều kiện kinh tế khách quan, chế độ chính trị, nền tảng đạo đức xã hội và một phần là dựa trên sự nghiên cứu thực tế. Hình thức pháp luật thường xuất hiện muộn hơn so với thực tế của đời sống xã hội và nó không phải là ý muốn chủ quan của các nhà làm luật.

– Hình thức pháp luật được biểu hiện dưới những dạng nhất định. Chính vì thế mà nó đã giản lược việc nhận thức pháp luật, giúp cho mỗi người trong xã hội có thể “đo” được những hành vi của mình xem mình được làm gì, không được làm gì và phải làm gì.

– Hình thức pháp luật là công cụ để dư luận và xã hội, nhà làm luật can thiệp có hiệu quả vào những tình huống cần thiết và hướng xã hội đến mục đích cụ thể mà giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền đã đặt ra.

Các loại hình thức pháp luật

Trong lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ba loại hình thức pháp luật chủ yếu là: tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

Tập quán pháp là hình thức pháp luật ra đời sớm nhất. Trong thời kỳ cổ đại, các phong tục, tập quán lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đã được giai cấp thống trị thông qua nhà nước thừa nhận, nâng chúng lên thành pháp luật. Những quy định này không được ghi thành văn bản (còn gọi là pháp luật bất thành văn) được truyền khẩu giữa mọi người nhưng vẫn được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Tập quán pháp là hình thức pháp luật chủ yếu của các nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến trong thời kỳ đầu. Tập quán pháp cũng là một hình thức pháp luật của nhà nước tư sản, đặc biệt là các nước có chính thể quân chủ lập hiến, mặc dù vị trí của nó không đáng kể. Do tập quán pháp, về nguồn gốc được hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ cho nên về nguyên tắc, hình thức pháp luật này không phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

Tiền lệ pháp (còn gọi là án lệ) là việc nhà nước thừa nhận các bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan hành chính trong quá trình xét xử một vụ án hoặc giải quyết một sự việc trước đó, lấy các bản án hoặc quyết định đó làm căn cứ để giải quyết những sự việc tương tự xảy ra sau này. Hình thức pháp luật này đã được sử dụng trong nhà nước chủ nổ và đưo dụng rộng rãi trong các nhà nước phong kiến. Hiện nay tiền lệ pháp vẫn còn có vị trí quan trọng trong pháp luật tư sản, nhất là ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ.

Hình thức pháp luật này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Trước đây, trong điều kiện của hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, hình thức pháp luật này cũng đã được sử dụng một cách hạn chế và linh hoạt trong pháp luật của một số nước xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trong pháp luật Việt Nam, khái niệm và trường hợp áp dụng của tập quán có những quy định khác. Điều 3 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì có thể áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.

Như vậy, mặc dù ở nước ta, tập quán pháp không được Nhà nước coi là nguồn của pháp luật, nhưng để cho một số quyết định, bản án của Toà án có thể phát huy được hiệu lực pháp lý, hoặc để xử lý một cách linh hoạt một số quan hệ pháp luật dân sự thì tập quán vẫn còn được sử dụng trong trường hợp nhất định. Điều này đặt ra cho các cơ quan lập pháp của nhà nước phải nghiên cứu thấu đáo loại nguồn này để từ đó kịp thời ban hành những quy phạm pháp luật thích hợp. Đồng thời, việc tổng kết quá trình giải quyết một số vụ việc cụ thể, điển hình để đề ra đường lối, hướng dẫn giải quyết các vụ việc tương tự cho các Toà án nhân dân cấp dưới cũng là việc làm cần thiết.

– Văn bản quy phạm pháp luật tuy xuất hiện muộn hơn tập quán pháp và tiền lệ pháp nhưng càng ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản (pháp luật thành văn). Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, nó có khả năng phản ánh rõ nét nhất nội dung và các dấu hiệu thuộc bản chất của pháp luật, tức là phản ánh rõ tính giai cấp, tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và có hiệu lực cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm pháp luật với các hình thức cụ thể như Hiến pháp, luật, sắc lệnh v.v… được sử dụng rộng rãi trong các nhà nước tư sản. Trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật quan trọng, nếu không nói là hình thức pháp luật duy nhất. Đối với Nhà nước Việt Nam, hình thức pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn pháp luật của một số nước trên thế giới

Trên đây đã đề cập những loại nguồn chủ yếu của pháp luật trong lịch sử. Ở mỗi một quốc gia lại có quan niệm riêng về nguồn pháp luật và về giá trị của từng loại nguồn. Chúng ta đã từng biết đến những hệ thống pháp luật Châu Âu, Châu Á, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, hệ thống pháp luật tôn giáo.

Thứ nhất: Nguồn pháp luật của Châu Âu

Hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu. Ở các nước thuộc hệ Rômanh – Ghecmanh, từ thế kỷ 19 pháp luật thành văn đã bắt đầu có vai trò quan trọng và trở nên phổ biến với sự ra đời của các bộ luật. Hệ thống pháp luật này bao gồm các quy phạm pháp luật ứng xử đáp ứng những yêu cầu về đạo đức xã hội và công lý. Trong quá trình phát triển của xã hội do những nguyên nhân lịch sử, pháp luật được coi là phương tiện để điều chỉnh các mối quan hệ muôn màu muôn vẻ giữa các công dân với nhau. Trong những lĩnh vực của pháp luật thì luật dân sự được ra đời và hoàn thiện sớm nhất. Trong thời kỳ này luật dân sự được coi là nền tảng của hệ thống pháp luật Châu Âu.

Do quá trình thuộc địa hoá, hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh được phổ cập trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Đó là nơi mà đến tận bây giờ những hệ thống pháp luật thuộc hệ này, hoặc gắn với nó vẫn đang tồn tại. Đồng thời ở đó cũng diễn ra sự tiếp nhận tự nguyện hệ pháp luật này và đưa lại kết quả là hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh đã được phổ cập một phần hay toàn bộ ở một loạt nước không chịu sự thống trị của người Châu Âu những tư tưởng Châu Âu và xu hướng theo hệ pháp luật Châu Âu khá mạnh ở đó.

Tìm hiểu thêm: Luật Bình đẳng giới 2006, Luật số 73/2006/QH11

Trong bản thân hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh cũng tồn tại những khác biệt cơ bản, bởi mỗi nhà nước được tổ chức theo cách riêng, có hệ thống pháp luật quốc gia đặc thù. Đó là lý do làm cho pháp luật của các nước Châu Âu khác với pháp luật của các nước ngoài Châu Âu cùng thuộc hệ thống pháp luật Romanh – Ghecmanh. Các nước Châu Âu lục địa ngày nay đã đổi mới một cách cơ bản hệ tư tưởng đã hình thành và phát triển ở Châu Âu sau cách mạng Pháp. Đó là sự thay đổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Chính vì thế mà pháp luật Châu Âu không thể thích hợp hoàn toàn với những nước được tập hợp từ các bộ lạc riêng rẽ, nơi mà dân chủ Châu Âu sẽ trở thành vô nghĩa vì ở đó giai cấp thống trị vẫn còn chưa vượt qua được sự bất bình đẳng xã hội như ở các nước Châu Phi, các nước Châu Mỹ La tinh.

Các nước thuộc hệ thống pháp luật Rômanh – Ghecmanh và các nước | thuộc hệ thống pháp Luật Anh – Mỹ không phải là không có quan hệ với nhau. Nó đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức thiên chúa giáo và kể

ởi Phục hưng những dòng triết học thống trị ở các nước này đã đề cao tư tưởng của cá nhân, chủ nghĩa tự do, các khái niệm về quyền sở hữu của các cá nhân.

Thứ hai: Nguồn pháp luật Anh

Pháp luật Anh là pháp luật của thực tiễn xét xử của Toà án (quy tắc án lệ). Án lệ được sử dụng là một nguồn của pháp luật Anh, có mục đích là tạo ra cho pháp luật Anh những khuôn khổ nhất định, giữ được cấu trúc truyền thống của nó sinh ra bởi thực tiễn xét xử. Tại Anh, qui tắc án lệ vẫn còn có hiệu lực. Ở các lĩnh vực cần thiết, các nhà lập pháp Anh cũng ban hành ra các văn bản pháp luật thích ứng với những yêu cầu của thời đại. Có nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội mà các nguyên tắc về trật tự pháp lý liên quan chỉ có thể tìm thấy trong luật mà thôi.

Điều đó nói lên rằng các nhà lập pháp Anh không theo truyền thống mà các đồng nghiệp Châu Âu vẫn giữ, họ không tạo ra những quy phạm pháp luật có tính chất tổng quát, mà xây dựng nên những quy phạm pháp luật chi tiết cụ thể. Các nhà lập pháp Anh cố gắng giữ vững việc đặt ra các quy phạm pháp luật do thực tiễn xét xử của Toà án tạo ra vì họ cho rằng chỉ có những quy phạm pháp luật đó mới được coi là những quy phạm pháp luật thực sự.

Mặt khác, những nguyên tắc trong luật được các nhà làm luật Anh công nhận hoàn toàn và hoà nhập vào hệ thống luật Anh chỉ sau khi nó được áp dụng, khảo cứu và phát triển bởi thực tiễn xét xử của Toà án. Ngày nay, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ vẫn giữ cấu trúc khác với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, nhưng phải thấy rằng vai trò của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành văn ngày càng được nâng cao, các phương pháp do họ sử dụng giữa hệ thống pháp luật này ngày càng có xu hướng xích lại gần nhau hơn.

Thứ ba: Nguồn pháp luật Mỹ

Hiện nay, có những sự khác biệt, thậm chí là đối lập giữa pháp luật Anh và pháp luật Mỹ. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những người di dân đến Mỹ (thế kỷ 17). Thời đó, họ là dân tự do có thái độ tích cực đối với pháp luật thành văn, luôn ca ngợi sự tự do của thẩm phán trong xét xử được hình thành trong bộ luật thô sơ thời bấy giờ, từ 1634 ở Matsachuset đến 1682 ở Pensilvania. Mối quan tâm chính của người Mỹ không phải là nội dụng của điều luật mà ở tinh thần và mục đích của các bộ luật đó điều chỉnh được quan hệ xã hội mới mẻ, đa dạng đang được bắt đầu xây dựng ở đó, thông qua các cuộc di dân đến Mỹ để hình thành một quốc gia mới hơn Anh.

Còn người Anh thì từ thời này đã nhìn nhận ở luật mối đe doạ, nó không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ được sự tự do, sự chuyển quyền của mình. Như vậy, ngay từ đầu chúng ta đã thấy sự khác biệt trong nhận thức giữa người Anh và người Mỹ từ những nguyên tắc không được người Anh đồng tình. Tiếp sau đó là do cả một tập hợp các yếu tố phức tạp làm cho Mỹ và người dân Mỹ trở thành một quốc gia, một dân tộc khác một cách sâu sắc với Anh và người dân Anh. Đó là sự khác nhau về vị trí địa lý của hai quốc gia, khác nhau về tổ chức chính thể, dân cư, thành phần dân tộc, tôn giáo, nếp sống…

Nước Anh luôn luôn tuân theo nguyên tắc tập trung trong những vấn đề của thực tiễn xét xử. Còn nước Mỹ là nhà nước liên bang trong đó lại cần phải dùng hoà giữa quyền lợi quốc gia với những quyền lợi của từng bang. Ngoài ra, giữa hai quốc gia còn có sự khác biệt quan trọng là sự khác biệt về cấu trúc kinh tế. Do có những sự khác biệt như vậy mà việc giải quyết các vấn đề nảy sinh của nước Mỹ cũng khác so với nước Anh.

Nhưng vấn đề ở đây không chỉ giới hạn trong sự khác biệt về quy phạm pháp luật. Nó khác nhau trong cả hệ thống các khái niệm, cấu trúc pháp luật và thực tiễn về nguồn pháp luật không đồng nhất giữa Anh và Mỹ.

Ở Mỹ hiện nay số lượng các đạo luật ngày càng tăng, có nhiều tuyển tập chính thức bao gồm pháp luật của liên bang và của tiểu bang. Ví dụ, Tuyển tập các đạo luật Hoa Kỳ (United State Code Annotated) tập hợp hệ thống những đạo luật liên bang hiện hành. Nhưng nó không phải là bộ luật với nghĩa như ở Pháp, nó cũng khác với các bộ luật Châu Âu về phương diện trình bày.

Các đạo luật của Mỹ đơn thuần là kết quả của sự tập hợp các quy phạm pháp luật chứ không phải là cơ sở để tạo ra và phát triển pháp luật mới như ở các nước hệ Rômanh- Ghecmanh. Pháp luật Mỹ cũng như pháp luật Anh chủ yếu là hệ thống pháp luật do thực tiễn xét xử của Toà án tạo ra. Các nhà lập pháp Mỹ đã tái tạo lại trong bộ luật những quy phạm pháp luật trước đó do thực tiễn xét xử của Toà án tạo ra. Các đạo luật này sẽ không có ý nghĩa khi nó chưa được Toà án giải thích. Nhưng khi áp dụng Toà án không dựa trên án lệ mà chỉ áp dụng các đạo luật mà thôi.

Thứ tư: Nguồn pháp luật Trung Quốc

Quan điểm truyền thống của Trung Quốc về chế độ xã hội hoàn toàn khác với quan điểm của phương Tây. Trải qua bao thế kỷ, quan điểm xã hội

Trung Quốc luôn dựa trên những nguyên tắc cơ bản: Thiên hà vũ trụ và sự hài hoà của con người với tự nhiên, tình phụ tử, sự phục tùng cấp trên, cấm đoán đến mức thái quá từ trong mỗi gia đình Trung Quốc. Những nguyên tắc này dẫn đến việc tập quán thay thế cho thái độ phục tùng pháp luật ở Trung Quốc.

Tham khảo thêm: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016

Dưới thời nhà Hán (206 trước Công nguyên), trường phái pháp trị ra đời với quan điểm cho rằng chính quyền không phải chỉ dựa vào đạo đức của những người cầm quyền (nhân trị, đức trị), mà các nhà cầm quyền phải xây dựng nền pháp trị của đất nước với những đạo luật hiện hành thường xuyên, nhà cầm quyền bản thân họ phải nắm vững chúng, còn thần dân phải triệt để thi hành chúng. Đây là lần đầu tiên quan điểm pháp luật này gần giống với quan điểm phương Tây.

Nhưng trong suốt thời kỳ phong kiến, xã hội Trung Quốc vẫn quan niệm “xã hội không cần có pháp luật” vì quan niệm này có nền tảng là những qui tắc nghiêm ngặt trong gia đình phong kiến. Đến năm 1911, khi cuộc Cách mạng Tân Hợi diễn ra đã làm thay đổi cơ bản quan niệm “xã hội không cần có pháp luật” này. Sau khi nền cộng hoà được thiết lập, việc ban hành các bộ luật được tiến hành. Bộ luật dân sự bao gồm cả luật dân sự và luật thương mại có hiệu lực từ năm 1929 – 1931; Bộ luật tố tụng dân sự từ năm 1932; Bộ luật đất đai từ năm 1930 và đến nay nó vẫn có hiệu lực ở Đài Loan. Pháp luật Trung Quốc trong giai đoạn này được dựa trên Luật La Mã và phần nào về hình thức nó được Âu hoá theo như nhận xét của các nhà nghiên cứu pháp luật.

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, mọi đạo luật được ban hành trước đây đều bị huỷ bỏ, hệ thống Toà án cũ bị xoá bỏ, yêu cầu tạo ra một cái gì đó mới mẻ là một yêu cầu cấp thiết của hệ thống pháp luật để củng cố chế độ và đảm bảo vai trò lãnh đạo của nhà nước, vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản.

Từ tháng 9 năm 1980, chính sách mới được hình thành và phát triển. Chính sách mới trước hết từ bỏ tư tưởng “cách mạng văn hoá” và đấu tranh giai cấp là nguyên tắc chủ đạo trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đưa ra phương châm hiện đại hoá bốn lĩnh vực chủ chốt là nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng và khoa học – công nghệ.

Để làm được điều đó, Hiến pháp thứ 4 của Trung Quốc (1982) được thông qua trong đó có quy định cho phép tư bản nước ngoài cộng tác với các xí nghiệp Trung Quốc; quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và những hình thức kinh tế tập thể; quy định đất đai thuộc về Nhà nước hoặc tập thể, các thành viên trong đó được phép canh tác vì mục đích riêng sau khi đã đóng góp nghĩa vụ đối với Nhà nước; quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân; quy định về cấu trúc của bộ máy Nhà nước một cách cụ thể hơn…

Tiếp theo nữa là sự phát triển của hệ thống pháp luật ở Trung Quốc. Trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều đạo luật quan trọng trong mọi lĩnh vực phát triển đất nước Trung Quốc như hiện nay. Đó là: luật hình sự, luật tố tụng hình sự và dân sự, luật về quốc tịch, luật về sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, luật về pháp nhân, hợp đồng, luật hôn nhân mới. Bên cạnh đó là việc sử dụng những chế tài hình sự nhằm chống lại các hoạt động phản cách mạng và các tội phạm khác để bảo vệ chuyên chính vô sản, SỞ hữu xã hội chủ nghĩa, các hình thức sở hữu tập thể khác, sở hữu cá nhân, bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy, những điều này vẫn không làm mất đi những truyền thống lâu đời của Trung Quốc. Từ thực tế này, đòi hỏi Trung Quốc đã có những thay đổi lớn trong tư duy xây dựng hệ thống pháp luật thích ứng với điều kiện kinh tế xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc.

Thứ năm: Nguồn pháp luật các nước đạo Hồi

Khác với các nguồn pháp luật đã xem xét, pháp luật của các nước đạo Hồi (Islam) không phải là lĩnh vực khoa học độc lập mà nó là một trong những phần hợp thành của đạo Hồi. Tôn giáo này là sự tổng hợp của thần học và Sharya. Một là, thần học thiết lập nên những giáo lý và xác định người dân đạo Hồi phải tin vào cái gì. Hai là, Sharya quy định họ cần phải làm gì và không được làm gì. Sharya có nghĩa là “con đường cần theo” và Sharya tạo ra những gì được gọi là pháp luật đạo Hồi. Pháp luật đạo Hồi là phần quan trọng nhất của hệ thống pháp luật trong các nước đạo Hồi. Pháp luật đó chỉ ra cho người dân đạo Hồi cần phải xử sự như thế nào cho phù hợp với tôn giáo của họ.

Dựa trên tư tưởng về nghĩa vụ của con người, Shary’a đã công nhận những ranh giới nhất định đối với các bổn phận giữa người dân đạo Hồi với Thượng đế, đồng thời quy định cụ thể cả những quyền của cá nhân – sự không tôn trọng những quyền đó sẽ kéo theo những chế tài do các thẩm phán đạo Hồi đưa ra. Pháp luật đạo Hồi có 4 nguồn, bao gồm:

– Coran là sách thánh kinh của đạo Hồi.

– Sunna hay những lời truyền liên quan đến Nhà tiên tri trong đạo Hồi.

– Idjma được coi là khế ước thống nhất của xã hội đạo Hồi.

– Kias là suy diễn tương tự được xem như phương thức giải thích và áp dụng pháp luật dựa trên kinh Coran và Sunna.

Nền tảng của pháp luật đạo Hồi cũng như toàn bộ nền văn minh đạo Hồi là Thánh kinh Coran gồm những lời dạy của Thánh Ala đối với người cuối cùng trong số những Nhà tiên tri và sứ đồ của mình là Mohamed (570 – 632). Coran là nguồn đầu tiên của pháp luật đạo Hồi, thể hiện trong số lượng nhất định “các khổ thơ pháp luật” của Coran. Các nguyên tắc có tính chất pháp lý trong Coran không đủ để điều chỉnh mọi mối quan hệ giữa những người theo đạo Hồi, giữa các chế định của đạo Hồi. Chính vì thế mà bên cạnh Coran còn có Sunna.

Sunna hay những lời truyền liên quan đến Nhà tiên tri, kể về đời sống và hoạt động của Nhà tiên tri mà những người theo đạo Hồi cần phải theo, coi đó là nguyên tắc. Sunna – tuyển tập những adat – tức là những truyền thuyết liên quan đến những hoạt động và lời nói của Mohamed do nhiều người sau này tái tạo lại. Nó là thước đo cho cách ứng xử của người theo đạo Hồi. Là nguồn thứ hai của pháp luật sau Coran, Sunna có tác dụng góp phần tái tạo các tập quán pháp tồn tại từ trước khi đạo Hồi xuất hiện.

Idịma hay khế ước thống nhất của xã hội đạo Hồi là nguồn thứ ba của pháp luật đạo Hồi. Idjma được sử dụng để đi sâu và phát triển việc giải thích chính thức nguồn gốc của thượng đế, nó được hợp pháp hoá do sự liên hệ của Coran và Sunna. Idjma có ý nghĩa thực tế lớn. Chỉ sau khi được chép trong Idjma các quy phạm pháp luật mới được áp dụng mà không phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng. Các

Kias được hiểu là những suy xét theo sự việc tương tự. Các luật gia đạo Hồi có trách nhiệm giải thích luật, thường dùng phương pháp suy xét theo sự việc tương tự Kias. Bằng cách đó họ có thể kết hợp được Thánh kinh và lý trí con người. Kias trở nên hợp pháp nhờ Coran và Sunna, nó suy xét theo sự việc tương tự và được xem như phương thức giải thích và áp dụng pháp luật. Pháp luật đạo Hồi được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc uy tín và về nguyên tắc chỉ áp dụng cho những người theo đạo Hồi. Do đạo Hồi hình thành từ thời kỳ trung cổ nên pháp luật đạo Hồi là tập hợp của nhiều quy định riêng lẻ và thiếu sự hệ thống hoá.

Ngày nay, pháp luật đạo Hồi vẫn tiếp tục là một trong những hệ thống lớn của thế giới đương đại và điều chỉnh các mối quan hệ của hơn 800 triệu người dân đạo Hồi, tạo thành đa số dân cư tập trung trong khoảng 30 quốc gia nhưng không một quốc gia nào trong số đó được định hướng chỉ bằng pháp luật đạo Hồi. Các tập quán và pháp luật thành văn đã bổ sung hoặc sửa đổi pháp luật đạo Hồi. Trong các thế kỷ 19 và 20, pháp luật của các nước đạo Hồi đã bắt đầu có những ảnh hưởng và thay đổi chủ yếu là: quá trình phương Tây hóa động chạm đến nhiều lĩnh vực của pháp luật đạo Hồi; việc pháp điển hóa những lĩnh vực không liên quan đến quá trình phương Tây hóa và việc xóa bỏ những Toà án truyền thống có nhiệm vụ áp dụng pháp luật đạo Hồi.

Vì vậy, hệ thống pháp luật thực định trong các nước đạo Hồi mặc dù vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật đạo Hồi nhưng ngày nay cũng bao gồm những bộ luật, đạo luật là các hình thức pháp luật thành văn do nhà nước ban hành và cùng với pháp luật đạo Hồi, chúng tạo thành nguồn pháp luật của các nước đạo Hồi.

Tham khảo thêm: Luật Cờ Tướng CXQ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !